24HMONEY đã kiểm duyệt
2 ngày
Góc nhìn 20/11: Về vùng 1,180?
TPS nhận định thị trường có thể tìm đến vùng hỗ trợ tại 1,180 điểm trước khi tìm được đà hồi phục và trở lại xu thế trước đó.
Thiếu động lực tăng trưởng
CTCK BETA: VN-Index có thể tiếp tục đối mặt với những thử thách khi
dòng tiền vẫn duy trì trạng thái yếu và
khối ngoại liên tục bán ròng mạnh. Điều này cho thấy sự thiếu động lực tăng trưởng rõ rệt, khiến việc đưa ra quyết định đầu tư vào lúc này cần phải hết sức thận trọng.
Hồi phục chậm rãi
CTCK Asean (Aseansc): Thị trường có xu hướng tìm kiếm động lực hỗ trợ trong quá trình giảm áp lực bán tại các vùng hỗ trợ ngắn hạn quanh 1,196-1,200 điểm.
Aseansc cho rằng thị trường sẽ có thể có các phiên hồi phục chậm rãi, tuy nhiên trong một vài phiên tới cần theo sát các hành động của khối ngoại và diễn biến DXY, tỷ giá trong nước để xác định xu hướng vận động trong ngắn hạn.
Về vùng 1,180
CTCK Tiên Phong (TPS): Tâm lý của nhà đầu tư ở giai đoạn hiện tại là hết sức yếu. Khả năng, thị trường có thể tìm đến vùng hỗ trợ tại 1,180 điểm trước khi tìm được đà hồi phục và trở lại xu thế trước đó.
TPS khuyến nghị nhà đầu tư cần theo dõi kỹ hơn, không nên hành động vội vàng và chủ động chờ đợi những động thái rõ ràng hơn của VN-Index để hành động.
Điều chỉnh
CTCK Vietcombank (VCBS): Diễn biến điều chỉnh vẫn có thể diễn ra trong các phiên tiếp theo (20/11) nếu lực cầu mạnh mẽ không xuất hiện, mốc hỗ trợ gần nhất cần chú ý là 1,200.
VCBS cho rằng vùng điểm 1,200 vẫn đang được đánh giá là vùng hỗ trợ mạnh của thị trường và xác suất cao sẽ có sự bật nảy mạnh mẽ khi thị trường về khu vực này.
Hạn chế giao dịch
CTCK VPBank (VPBankS): VN-Index đã giảm gần 100 điểm từ đỉnh và để mất các đường hỗ trợ quan trọng, do đó hạn chế giao dịch có thể là chiến lược ưu tiên trong tuần này khi chỉ số có khả năng sẽ quay trở lại kiểm nghiệm mốc 1,180-1,190 điểm, nơi có mặt của đường xu hướng kéo dài từ đày 2022.
Giữ mốc 1,200
CTCK Đông Á (DAS): Tính từ đầu năm 2024 khối ngoại đã bán ròng gần 90,000 tỷ đồng, dòng tiền trong nước phải dàn trải đối ứng với lượng hàng bán ròng này, áp lực tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1,200 điểm. Lực cầu giá thấp tham gia khi thị trường giảm mạnh nhưng bên mua khá thận trọng, với lực cầu tiềm năng này kỳ vọng VN-Index tiếp tục giữ được mốc 1,200 điểm.
Cần cải thiện thanh khoản
CTCK BIDV (BSC): Nếu vùng hỗ trợ 1,200-1,190 không được giữ vững, VN-Index có thể tiếp tục giảm sâu hơn, kiểm tra các mức hỗ trợ xa hơn (khoảng 1,180 điểm).
Nếu lực cầu gia tăng tại vùng hỗ trợ, thị trường có thể xuất hiện nhịp hồi kỹ thuật ngắn hạn. Tuy nhiên, để hình thành xu hướng tăng bền vững, cần sự cải thiện rõ rệt về thanh khoản và tâm lý thị trường.
Rủi ro cao
CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): Trong ngắn hạn, mặc dù VN-Index biến động trên vùng hỗ trợ 1,200 điểm, tuy nhiên mức độ rủi ro ngắn hạn của thị trường vẫn ở mức cao với áp lực bán mở rộng, gia tăng đột biến.
Mất ngưỡng hỗ trợ gần
CTCK KB Việt Nam (KBSV): VN-Index đang có nguy cơ đánh mất ngưỡng hỗ trợ gần và lùi về các vùng đỡ khác xa hơn. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong những phiên hồi phục sớm, tranh thủ hạ tỷ trọng các vị thế ngắn hạn hoặc cơ cấu lại danh mục trong các phiên hồi phục.
Tiếp đà giảm
CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà giảm và chỉ số VN-Index sẽ kiểm tra lại mức 1,200 điểm trong phiên kế tiếp (20/11).
Xét chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng), xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp từ 35-40% danh mục.
Nếu các nhà đầu tư không áp lực margin thì không cần thiết bán ở giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư cần quan sát thêm diễn biến thị trường ở những phiên tới để tìm điểm mua mới.
Bình luận