Giao dịch cuối tuần bùng nổ, VN-Index tăng hơn 15 điểm
Với sự sụt giảm của thị trường phiên hôm qua khi tiến đến vùng đỉnh, cũ có lẽ không ít các nhà đầu tư đã cảm thấy hơi hoang mang, lo sợ sẽ tiếp tục có một phiên điều chỉnh nữa về mức 1000 điểm do áp lực chốt lời ngắn hạn của nhóm đầu cơ.
Tuy nhiên, thực tế diễn ra lại khác xa khi mà Vn-index tăng mạnh tới 15,05 điểm (1,46%) lên 1045,96. Dù vậy sự trái ngược ở đây đó là thanh khoản nay đã sụt giảm đáng kể còn 10558 tỷ đồng, tương ứng với 464 triệu đơn vị khớp lệnh. Trong khi đó, chỉ số DownJone lại tiếp nối đà giảm điểm khi các số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng mạnh, vượt xa các con số dự báo. Chỉ số Hn-index cũng có mức tăng mạnh phiên nay 1,9% lên 162,32 còn Upcom thì chỉ nhích nhẹ 0,01 điểm lên 68.72.
Lẽ dĩ nhiên là với biên độ tăng mạnh như hôm nay thì số lượng mã tăng phải lớn hơn rất nhiều so với các mã giảm, ngoài ra những cổ phiếu vốn hóa lớn cũng phải có mức tăng rất mạnh. Thực tế thì đúng là vậy, tính riêng nhóm Vn30, có đến 24 mã có sắc xanh còn 3 mã giữ nguyên, chỉ có 3 mã sắc đỏ. Dòng tiền vẫn đang phân bổ đều cho các nhóm công ty vốn hóa khác nhau, chỉ khoảng 50% tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. PNJ (HM:PNJ) sau phiên giảm sàn ngày hôm qua thì nay đã được kéo lại 6% lên mức 77.400. Không rõ sự tình thế nào nhưng có lẽ mới mức giá sàn 73000 ngày hôm qua, nhiều nhà đầu tư cảm thấy khá hấp dẫn để mua vào. Bằng chứng là khối lượng giao dịch PNJ phiên nay cao hơn hôm trước, đạt mức trung bình 50 ngày giao dịch. Theo sau đó BID (HM:BID), cổ phiếu tăng khá mạnh lên 4,2%. Trước đó BID chỉ dao động đi ngang quanh 42.000 một thời gian khá lâu. SAB (HM:SAB), SSI (HM:SSI), HPG (HM:HPG), POW (HM:POW) là các mã có độ biến động trên 3%, theo sau đó rất nhiều các mã khác đều có sắc xanh tích cực khoảng 2%. Bộ ba nhà Vin cũng không thể không góp mặt khi tăng nhiều nhất là VIC (HM:VIC) 1,8%. Ngược lại trong số đó thì EIB (HM:EIB), ROS (HM:ROS), KDH (HM:KDH) là 3 mã giảm giá nhưng mức giảm không đáng kể, chỉ tầm 0,5%.
Nhóm chứng khoán liên tục thu hút dòng tiền và xoay vòng giữa các công ty trong nhóm này. Nếu như trước đó VIX còn đang im hơi lặng tiếng thì nay tăng tới 5,3% cao nhất nhóm. Ngược lại AGR (HM:AGR) sau 2 phiên tăng trần và 1 phiên tiếp theo ở mức cao thì nay đã hạ nhiệt , nhích nhẹ 0,3% so với tham chiếu đầu ngày. CTS cũng tiếp nối phiên kịch trần ngày hôm qua, tăng 5,1%. BVS (HN:BVS), TVB, VND (HM:VND) là các mã có mức tăng trên 3%. Những ông lớn SSI, HCM (HM:HCM) có đà tăng mạnh trước đó, giờ bắt đầu nghỉ lại một chút, tăng khoảng 2% biên độ. Mã duy nhất giảm điểm là VDS (HM:VDS), mất 1%.
Dòng tiền nay đã quay lại với dòng vật liệu xây dựng, khi những cái tên thuộc nhóm vốn hóa vừa trong ngành như POM (HM:POM), KSB (HM:KSB), NKG (HM:NKG), HSG (HM:HSG) đều tăng rất khỏe, trên 4-5 %. Đặc biệt là POM, cổ phiếu đã liên tục tăng kịch trần ở giai đoạn trước ngay cả trong bối cảnh có nguy cơ bị hủy niêm yết trên HOSE do tình trạng kinh doanh thua lỗ liên tục. Quý 3/2020, POM đã đưa vào vận hành hệ thống lò luyện thép lên đến 1 triệu tấn sản phẩm, nhờ vậy mà quý vừa rồi cũng là quý đầu tiên doanh nghiệp này báo có lãi 16 tỷ đồng. Còn với vị thế đầu ngành, làm chủ quy trình sản xuất khép kín, ông lớn HPG đang thể hiện sự dẫn dắt mạnh mẽ không chỉ trong ngành mà còn trên cả thị trường chứng khoán. Kết thúc phiên, giá HPG đã đóng cửa ở 38800, tăng 3,2%. Ngành nhựa thì có BMP (HM:BMP) giảm mất 1,5% còn NTP (HN:NTP) thì tăng 1,1%. Cổ phiếu CVT (HM:CVT) cũng nhích nhẹ 0,6% so với tham chiếu nhưng khối lượng giao dịch cổ phiếu này đã sụt giảm đáng kể chỉ còn vài chục ngàn đơn vị. Trước đó trung bình mỗi phiên, CVT đều được giao dịch khoảng gần 1 triệu cổ phiếu. Cũng như POM, CVT liên tục tăng kịch trần từ mức giá 27000 lên 60.000, và sau đó chỉ mất 5 phiên giảm sàn là cổ phiếu đã quay về giá 41.300 như hiện tại.
Nhóm cao su nay cũng đã quay trở lại, đa phần những cổ phiếu ngành này đều có sắc xanh. Đứng đầu là GVR, tăng mạnh 4,8%. Hôm trước, công ty đã có thông báo sẽ bán ra hơn 9 triệu cổ phiếu SIP để thoái phần vốn góp theo đề án tái cơ cấu Tập đoàn. Giá cổ phiếu của SIP cũng tăng rất mạnh trong thời gian gần đây từ 87000 lên 132000. Tuy nhiên, phía bên GVR sẽ chào bán mới mức giá khởi điểm ban đầu là 97,500. Chỉ tính riêng giá này, công ty cũng đã thu về được hơn 910 tỷ đồng. DRC (HM:DRC), DRI cũng đều có mức tăng trên 3%. PHR (HM:PHR) +2,5%. Duy chỉ có TRC giảm mất 1,4% nhưng cổ phiếu này không có nhiều người giao dịch.
Nhóm cảng biển, vận tải thì nay có HVN (HN:HVN) nổi trội lên khi tăng 3,4%. Được biết, năm nay là một năm cực kỳ khó khăn với ngành hàng không , đã có không ít những hãng bay quốc gia thông báo phá sản , giải thể sau khi gặp đại dịch Covid. Trong nước, dù chưa hãng nào rơi vào tình cảnh này tuy nhiên các hãng đều ghi nhận sụt giảm, thua lổ rất lớn. Như HVN, từ đầu năm đến giờ, các khoản lỗ, nợ lãi của hãng đã tăng đến hơn chục ngàn tỷ đồng. Chính Phủ vừa qua đã phải giao cho SCIC thực hiện cứu trợ hãng bay này với gói giải ngân khoảng 12.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành hàng không nói chung, Bộ Tài Chính cũng đang xem xét phê duyệt giảm mức thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay để hỗ trợ các công ty trong ngành. Ông lớn cảng biến GMD (HM:GMD) cũng tăng đến 3,2%. Trước đó, cổ phiếu liên tục có đà bứt tốc mạnh từ vùng giá 23000, hiện giờ lên đến 31,100. PVS (HN:PVS), ACV (HN:ACV) trên 2% và còn nhiều mã khác có sắc xanh nhẹ trên tham chiếu. Một số mã giảm điểm nhưng không đáng kể , chủ yếu quanh 1%.
Lực mua của khối ngoại gia tăng mạnh mẽ ở phiên cuối tuần này. Tiêu điểm là cổ phiếu PME (HM:PME) được bên mua giao dịch tới 350 tỷ đồng. Chủ yếu các giao dịch được thực hiện thông qua việc thỏa thuận. Tổng cộng có hơn 4,5 triệu cổ phiếu, đúng bằng lượng mà Stada Service Holding B.V đăng ký nhận chuyển nhượng. Hiện tại Stada Service Holding B.V đang là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ là 62%. Tại ĐHCĐ bất thường mới đây đã thông qua việc cho phép cổ đông lớn nâng tỷ lệ sở hữu lên tới 100%. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND tiếp tục được khối ngoại gom, ngoài ra còn VNM (HM:VNM), VCB (HM:VCB), VHM (HM:VHM). Tổng giá trị tất cả các giao dịch mua lên tới gần 1540 tỷ đồng. Bên bán thì có GMD bị xả mạnh nhất, đạt 230 tỷ đồng. VNM cũng bị bán mạnh. Chênh lệch mua ròng là 675 tỷ đồng. Sàn HNX thì trầm lắng hơn. Bên mua đợt này lại gom nhiều SHB (HN:SHB), PVS còn lại thì bán mạnh RCL, NHA. Tuy nhiên mỗi bên chỉ giao dịch vài tỷ tới hơn chục tỷ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận