menu
Giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam
Khánh Huyền
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam

Rủi ro trước mắt lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (và các thị trường chứng khoán mới nổi khác) là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá.

Việc bổ nhiệm nhân sự gần đây của Tổng thống Donald Trump giúp giảm rủi ro đối với nhà đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam không bị nhắm đến áp nặng thuế quan

Mặc dù nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Trump có thể sẽ không mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như lần đầu, nhưng chúng tôi nhận thấy rủi ro rất thấp rằng các chính sách thuế quan của ông sẽ làm gián đoạn đà tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam – tức là trái ngược hoàn toàn với những nhận định được đưa ra kể từ khi ông Trump tái đắc cử.

Giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam

Hướng dẫn về Cải cách Hệ thống Thương mại Toàn cầu - Báo cáo dài 40 của Bộ trưởng Tài chính Mỹ do Tổng thống Trump bổ nhiệm đề cập đến việc xem xét các yếu tố địa chính trị để xác định mức thuế đối với từng quốc gia hơn 20 lần.

Tuần trước, ông Trump đã chọn ông Scott Bessent, người được coi là Bộ trưởng Tài chính “lý tưởng” cho Việt Nam. Ông Bessent đã nhiều lần nói rằng các đề xuất thuế quan của ông Trump là “cực đoan” có thể sẽ được giảm nhẹ trong các cuộc đàm phán; thông báo gần đây của ông Trump về việc ông dự định áp mức thuế 25% đối với Canada và Mexico có thể nên được hiểu theo hướng này.

Quan trọng hơn đối với Việt Nam, ông Bessent ủng hộ việc xem xét các mục tiêu địa chính trị của Mỹ khi xác định mức thuế đối với từng quốc gia. Chi tiết về cách thức chiến lược này có thể hoạt động, cũng như các khía cạnh khác của chiến lược thuế quan của ông Trump, đã được phác thảo trong một báo cáo mang tên “Hướng dẫn về Cải cách Hệ thống Thương mại Toàn cầu”. Báo cáo dài 40 trang này đề cập đến việc xem xét các yếu tố địa chính trị để xác định mức thuế đối với từng quốc gia hơn 20 lần. Tóm lại, niềm tin của lưỡng đảng về vai trò hữu ích của Việt Nam trong việc giúp Mỹ đạt được các mục tiêu địa chính trị đã đảm bảo rằng Việt Nam sẽ không bị ông Trump nhắm đến với các biện pháp thuế quan quá nặng nề.

Việc ông Trump tái đắc cử đã khiến một số tạp chí quốc tế cảnh báo rằng các chính sách thuế quan của ông có thể làm suy yếu nền kinh tế Việt Nam một cách nghiêm trọng. Chúng tôi cho rằng đây là những nhận định cực kỳ bi quan. Chúng tôi nhận định Việt Nam đang ở vị thế tốt. Một bài báo Forbes cũng trích dẫn một nhà kinh tế học tại Mỹ dự đoán Trung Quốc sẽ tiếp tục chuyển các nhà máy sang Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông Trump. Chúng tôi đồng ý với nhận định này, nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam có thể giảm một phần trong năm tới vì phải mất vài tháng nữa mới có thể biết rõ ông Trump sẽ thực hiện chính sách thuế quan như thế nào. Cũng có khả năng Mỹ sẽ tăng cường kiểm soát các nhà máy Trung Quốc chuyển sang Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong tương lai, nhưng chúng tôi dự đoán trọng tâm ban đầu của ông Trump sẽ là vấn đề nhập khẩu từ Trung Quốc và các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc tại Mexico. Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Harvard, lượng hàng hóa của Trung Quốc được chuyển qua Việt Nam để vào Mỹ (nhằm lách thuế quan) có thể chỉ chiếm khoảng 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ. Điều đó cho thấy, các quan chức thương mại Mỹ có thể sẽ yêu cầu các cơ chế nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn việc Trung Quốc trung chuyển hàng hóa qua Việt Nam để hưởng chính sách thuế quan nhẹ hơn.

Mục tiêu của ông Trump và điều kiện linh hoạt tỷ giá

Ông Trump muốn đưa các công việc sản xuất quay trở lại Mỹ. Ông đã công khai về ý định sử dụng thuế quan để đạt được mục tiêu này trong suốt chiến dịch tranh cử của mình – mặc dù mối đe dọa áp thuế lên Trung Quốc cũng đã thu hút sự ủng hộ từ một trong những nhóm cử tri quan trọng của ông: những người lao động bậc thấp.

Cốt lõi của chiến lược thuế quan mà ông Trump có thể sẽ áp dụng là sử dụng thuế để: 1) Gây áp lực để Trung Quốc, Đức và các quốc gia khác xây dựng nhà máy tại Mỹ, và 2)Thúc đẩy sự hợp tác rộng rãi cho một thỏa thuận “Plaza Accord 2.0” nhằm làm giảm giá trị đồng USD khoảng 20%.

Mục tiêu thứ hai sẽ khuyến khích việc đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ và sẽ có lợi cho Việt Nam vì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã linh hoạt điều tiết tỷ giá VND theo đồng USD (VND yếu hơn sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường toàn cầu).

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu duy trì tỷ giá USD/VND ổn định để thúc đẩy dòng vốn FDI, vì vậy, việc đồng USD suy yếu sẽ làm tăng xuất khẩu và thu hút thêm FDI vào Việt Nam.

Cũng cần lưu ý rằng ông Bessent và những người khác ủng hộ việc áp dụng thuế quan dần dần để tránh làm rối loạn thị trường và/hoặc tăng lạm phát ở Mỹ (ví dụ, có thể áp thuế 2% ban đầu lên một quốc gia và đe dọa tăng thuế thêm 2 điểm phần trăm mỗi tháng).

Chúng tôi tin rằng chiến lược đã mô tả ở trên – sử dụng thuế quan như một chiến lược đàm phán để đưa công việc sản xuất trở lại Mỹ – sẽ có ảnh hưởng trung lập về mặt kinh tế đối với Việt Nam vì một số lý do.

Ứng phó rủi ro "thao túng tiền tệ"

Tuy nhiên, rủi ro trước mắt lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (và các thị trường chứng khoán mới nổi khác) là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá. Chỉ số USD/DXY đã tăng khoảng 7% trong thời gian trước và sau cuộc bầu cử, phần nào do lo ngại về thuế quan (chiến lược “Hướng dẫn về Cải cách Hệ thống Thương mại Toàn cầu” bao gồm một thỏa thuận “Plaza Accord 2.0” để giảm bớt tác động của đồng USD mạnh do thuế quan).

Giảm rủi ro đối với các nhà đầu tư vào Việt Nam

Rủi ro trước mắt lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Việt Nam (và các thị trường chứng khoán mới nổi khác) là khả năng đồng USD tiếp tục tăng giá.

Tỷ giá USD/VND đã giảm gần 5% tính đến thời điểm này trong năm, và nếu chỉ số DXY tiếp tục tăng, mức giảm tỷ giá VND có thể vượt qua ngưỡng quan trọng 5% trong năm, khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt chính sách tiền tệ và/hoặc tăng lãi suất để hỗ trợ đồng VND.

Cuối cùng, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ, vào khoảng 100 tỷ USD, là thặng dư lớn thứ ba chỉ sau Mexico và Canada. Để đặt con số này vào ngữ cảnh, Bộ Tài chính Mỹ có ba tiêu chí để coi một quốc gia là “thao túng tiền tệ”, trong đó có việc duy trì thặng dư thương mại kéo dài trên 30 tỷ USD. Vì lý do này và các lý do khác (ví dụ, ông Trump rất tập trung vào số liệu thặng dư thương mại giữa Mỹ và các đối tác thương mại), Việt Nam cần có các biện pháp khẩn cấp để giảm thặng dư thương mại với Mỹ bằng cách tăng cường mua thêm các sản phẩm của Mỹ (ví dụ, khí hóa lỏng LNG, động cơ máy bay…). Những thông tin ban đầu cho thấy có tín hiệu khả quan cho điều này.

Như vậy, nhiệm kỳ Tổng thống lần thứ hai của ông Trump có thể không mang lại lợi ích lớn đối với nền kinh tế Việt Nam như nhiệm kỳ đầu tiên, nhưng chúng tôi đánh giá rủi ro chính sách thuế của ông Trump sẽ làm suy giảm đà tăng trưởng của Việt Nam là rất thấp – trái ngược với những cảnh báo bi quan của nhiều bài báo. Đội ngũ kinh tế của ông Trump chủ yếu xem thuế quan như một công cụ đàm phán. Hơn nữa, có khả năng chính quyền sắp tới của ông Trump sẽ xem xét các yếu tố địa chính trị khi quyết định thuế đối với từng quốc gia; điều này sẽ có lợi cho Việt Nam, vì có sự đồng thuận của lưỡng đảng rằng Việt Nam hữu ích đối với Mỹ trong việc đạt được các mục tiêu địa chính trị trong khu vực.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
25509.00 (0.00%)
2,641.72 $ -1.94 (-0.07%)
PTKT
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả