menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
PGS.TS Phạm Thế Anh

Giảm lệ phí trước bạ ô tô: Kích vào đâu?

Giảm 50% lệ phí trước bạ giúp giảm 15 - 90 triệu/ô tô bán ra làm dân đổ xô đi mua xe. Nếu có ưu đãi dài hơi thì sức mua sẽ còn lớn hơn. Thế mới thấy, thuế phí đang làm khó giấc mơ xe hơi của dân Việt.

1. Nhầm đối tượng

Ở góc độ tiêu dùng, đối tượng có nhu cầu mua xe là những người có thu nhập cao, không cần thiết phải hỗ trợ. Chính sách không hỗ trợ được cho người yếu thế. Ở góc sản xuất, tỷ lệ nội địa hóa của xe lắp ráp trong nước chỉ dưới 10% giá trị, 90% còn lại là nhập khẩu. Chưa kể, 10% linh kiện sản xuất trong nước cũng chủ yếu là từ doanh nghiệp FDI. Giá trị gia tăng từ lắp ráp rất nhỏ. Do vậy, giảm phí trước bạ để khuyến khích tiêu dùng ô tô, dù là xe lắp ráp trong nước, là đang kích nhầm vào người nước ngoài.

2.Tác động lan tỏa thấp

Một tiêu chí quan trọng khác của các gói kích thích là phải đạt được sự lan tỏa (trong kinh tế học gọi là hiệu ứng số nhân) lớn. Nếu chính sách giúp người nghèo tiết kiệm được chi phí hoặc gia tăng thu nhập, thì họ sẽ dành phần lớn số tiền đó để chi tiêu, và do vậy tạo ra công ăn việc làm/thu nhập mới cho những người khác trong nền kinh tế. Ngược lại, nếu chính sách đem lại lợi ích cho người giàu, thì họ cũng chẳng chi tiêu thêm bao nhiêu (bởi họ đầy đủ rồi, có hay không có chính sách thì họ vẫn chi tiêu như thế), tức là sự lan tỏa thấp. Chính sách vì thế không hiệu quả.

3. Ngân sách hưởng lợi

Mặc dù không đạt được hai tiêu chí quan trọng là đúng đối tượng và tạo ra sự lan tỏa cao, nhưng chính sách này lại rất làm lợi cho ngân sách nhà nước. Trong giá bán xe, có tới khoảng một nửa là thuế phí (VAT, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, phí trước bạ). Một chiếc xe lắp ráp trong nước có giá lăn bánh là 1 tỉ thì có tới 500 triệu là thuế/phí. Chưa kể, nuôi một chiếc xe còn phải nộp phí bảo trì đường bộ, tiêu thụ xăng dầu (toàn những thứ có đóng góp lớn cho ngân sách). Chính vì thế, Bộ Tài chính rất thích những đề xuất thế này, thường thì gật đầu đồng ý thôi. Năm nào mà tiêu thụ ô tô thấp, Bộ cũng nóng ruột chả kém doanh nghiệp.

Tuy nhiên, tôi chê tính thời điểm của chính sách. Khi thuế/phí ở chiều tăng (tác động tiêu cực), thì chính sách nên được công bố trước một khoảng thời gian dài để người dân và doanh nghiệp không bị bất ngờ, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tiêu dùng. Ngược lại, khi thuế/phí ở chiều giảm (tác động tích cực), thì chính sách nên mang tính "úp sọt" sẽ tốt hơn. Nếu úp sọt (không tiết lộ kế hoạch và thời điểm phê duyệt) thì sẽ tránh được việc anh em găm xe (hoặc trì hoãn mua xe) tới vài tháng mới đi đăng kí, tránh được việc chen nhau dễ lây lan bệnh dịch, ngân sách lại bội thu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
PGS.TS Phạm Thế Anh

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.
12 Yêu thích
1 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại