Giá trị của các tài sản được token hoá có thể đạt 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030
Các nhà phân tích của McKinsey & Co dự đoán giá trị của các tài sản được token hoá có thể đạt 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030, mặc dù chứng kiến khởi đầu chậm chạp và khả năng được chấp nhận rộng rãi vẫn còn bỏ ngỏ.
Theo các nhà phân tích của công ty tư vấn McKinsey & Co, xu hướng token hóa tài sản đã khởi đầu tương đối chậm chạp nhưng giá trị của các tài sản này được dự đoán sẽ đạt mức vốn hoá khoảng 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Biểu đồ dưới đây minh họa quy mô thị trường dự đoán của tài sản mã hóa từ hiện tại đến năm 2030. Hiện tại giá trị của tài sản token hoá đang có mức vốn hoá là 0,3 nghìn tỷ USD và mức vốn hoá này khả năng cao sẽ đạt được 1,9 nghìn tỷ USD trong năm 2030 và nếu được thị trường ủng hộ, giá trị có thể tăng gấp đôi lên khoảng 4 nghìn tỷ USD.
Token hóa là quá trình số hóa tài sản thế giới thực - Real World Asset (RWA) - sang dạng token hoặc NFT để có thể sử dụng trong DeFi bằng cách sử dụng blockchain.
Các nhà phân tích cũng cho biết đã có những ứng dụng thực tế khi thực hiện token hóa tài sản nhưng để nhận được sự chấp nhận rộng rãi vẫn còn xa do còn vướng đọng nhiều khó khăn trong khâu pháp lý, đặc biệt là các lĩnh vực nặng về quy định giám sát như dịch vụ tài chính.
Tiền mặt và tiền gửi, trái phiếu, quỹ ETN, quỹ ETF các khoản vay và chứng khoán sẽ chiếm phần lớn số lượng tài sản được token hoá. Các loại tài sản này đều có tính thanh khoản cao và lợi ích rõ ràng khi được token hoá và khả năng cao nhận được chấp nhận rộng rãi. Ngược lại, bất động sản và kim loại quý mặc dù có thể hưởng lợi khi ứng dụng công nghệ blockchain nhưng do tính chất phức tạp và thanh khoản của thị trường kém hơn nên sẽ cần nhiều thời gian để thử nghiệm và phát triển.
Các nhà phân tích cũng cho rằng thách thức lớn nhất của ngành token hoá đang gặp phải chính là giai đoạn khởi đầu có phần chậm chạp khi mà các sản phẩm token hoá và người dùng còn rất ít.
Token hoá được biết đến rộng rãi vào năm 2023 nhưng số lượng các loại tài sản RWA được phát hành chỉ vỏn vẹn 82 sản phẩm và hơn 200 nghìn người dùng.
Các nhà phân tích cho rằng token hóa cần một trường hợp sử dụng mang lại lợi ích nhiều hơn so với các hệ thống tài chính truyền thống tiêu biểu là token hóa trái phiếu:
“Hiện tại, mặc dù có hàng tỷ USD trái phiếu đã được token hóa, lợi ích so với phương thức phát hành truyền thống vẫn chưa thể hiện rõ rệt. Giao dịch thứ cấp cũng vẫn còn hiếm hoi.”
Họ cũng cho biết thêm để tận dụng tối đa các lợi ích mà token hóa tài sản mang lại, các bên liên quan từ phát hành, giao dịch, thanh toán đến quản lý tài sản cần phải kết hợp lại để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài chính.
Các tổ chức cũng đã tiên phong khi ứng dụng token hoá trong những năm gần đây cho thấy tín hiệu tích cực để đạt được mức vốn hoá 2 nghìn tỷ USD trong tương lai. Dòng tiền từ các quỹ đổ vào sẽ vô cùng lớn đồng thời định hướng lai tiềm năng phát triển của ngành này.
Các quỹ token hoá của các tổ chức lớn như như BlackRock, WisdomTree và Franklin Templeton đã thu hút hơn 1 tỷ USD tài sản quản lý (AUM). Bên cạnh đó, còn có các dự án RWA dần nhận được sự chú ý từ người dùng như Ondo Finance và Maple Finance.
Cuối nhà phân tích của McKinsey & Co nhận định rằng xu hướng token hóa đang chuẩn bị bùng nổ khi ngày càng nhiều blockchain hỗ trợ các tài sản token hoá trên chuỗi, đảm bảo được khối lượng giao dịch hàng nghìn tỷ USD và khả năng kết nối kết nối liền mạch. Đồng thời phần nào đó giải quyết được vấn đề quy định về pháp lý cho thấy tiềm năng phát triển của ngành token hoá đang ngày càng phát triển.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận