Giá rẻ
Giá rẻ, theo quan niệm của đa số người mua, đi kèm với chất lượng thấp. Khi tìm kiếm một thương hiệu chất, từ giá rẻ không có trong tiềm thức khách hàng. Ngay cả khi mua được giá rẻ với sản phẩm có thương hiệu, có thể họ nói "wow, giá rẻ thế", nhưng trong ngầm suy nghĩ của họ là "wow, đáng đồng tiền bát gạo". Ý họ là giá trị nhận được cao hơn chi phí họ bỏ ra.
Nếu doanh nghiệp luôn thường trực tư duy vì rẻ, hành động sẽ xoay quanh mục tiêu cắt gọt chi phí bằng mọi cách. Tối ưu chi phí là mục tiêu tối thượng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhưng trừ khi di hẳn theo chiến lược cạnh tranh giá rẻ nhất thị trường (có lợi thế về chi phí như một năng lực lõi cạnh tranh dài hạn), các CEO nên ưu tiên góc nhìn khác: làm thế nào mang lại giá trị cao nhất thay vì chỉ nghĩ đến cut cost nhiều nhất. Đây là hai cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau dù hành động liên quan chặt chẽ với nhau.
Ngay cả với chiến lược Đại Dương Xanh, vốn theo đuổi cùng lúc cả khác biệt hoá và giá cạnh tranh, cũng không đặt mục tiêu giá rẻ. Dù hướng tới số đông, chiến lược này theo đuổi mức giá dưới mức trung bình ngành chứ không phải theo đuổi giá rẻ nhất. Để tạo giá trị khác biệt vượt trội, làm sao giá rẻ nhất được. Ngon, bổ, giá hợp lý chứ không phải ngon, bổ, rẻ.
Mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp phát triển bền vững là liên tục nâng cấp giá trị nhiều nhất có thể song hành tối ưu cấu trúc chi phí hợp lý. Giá trị cao hơn giá cả. Không phải giá rẻ. Vì rẻ và rẻ nên hàng hoá Việt Nam đi ra nước ngoài hàm lượng thương hiệu đa số rất thấp, kể cả những sản phẩm có thế mạnh truyền thống như nông sản, cà phê, nước mắm, gạo.
"Doanh nghiệp muốn hinh ảnh thương hiệu có ý nghĩa với tất cả mọi người. Vừa phù hợp đàn ông, vừa dành cho đàn bà, vừa sang trọng lại vừa bình dân. Rốt cuộc họ trưng ra một thương hiệu nhờ nhờ không có nét riêng, một thứ sinh vật vô tính oặt ẹo. Gà trống thiến có bao giờ lãnh đạo được bầy gà đâu. Một hình ảnh thương hiệu hấp dẫn mới là mục tiêu đáng giá vì giảm giá thì ai cũng làm được" (D.O)
Cá nhân mình thích những thương hiệu theo đuổi chiến lược "giá cao" đồng thời mang lại "giá trị cao hơn thế". Khi lấy mục tiêu giá trị làm trung tâm, khách sướng, đội ngũ nhân sự cũng sướng vì có cơ hội phát triển chuyên môn, phát triển con người liên tục. Đây là thực tế (facts) và số liệu (figures) mình rút ra từ các khách hàng đối tác mình gặp và chính ở doanh nghiệp của mình.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường