FPT: Con đường từ tốt đến vĩ đại.
FPT là một công ty điển hình của việc tăng trưởng bền vững. Thế nào để một công ty đạt được tiêu chí doanh nghiệp tăng trưởng phát triển bền vững theo thời gian và trường tồn được qua nhiều thăng trầm biến động.
Đó là một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận ổn định, đem lại giá trị, lợi ích lâu dài cho CỔ ĐÔNG – NGƯỜI LAO ĐỘNG – XÃ HỘI – NHÀ NƯỚC.
Trong nhiều năm qua, FPT đã từng bước gây dựng trở thành công ty ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực công nghệ, phần mềm, tích hợp hệ thống và dịch vụ viễn thông, internet số 1 ở Việt Nam. Để phát triển bền vững như ngày hôm nay, FPT đã đạt được đủ 3 tiêu chí cân bằng trong mô hình của một doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, đó là : Ban Lãnh đạo có tầm nhìn + Cơ cấu tài chính lành mạnh + Thị trường tăng trưởng không bị giới hạn.
Trong bài viết này, Team16 sẽ không bàn sâu dưới góc độ phân tích chi tiết vào hoạt động doanh nghiệp, mà chỉ tập trung trả lời cho câu hỏi, thị giá của FPT hiện tại đã phù hợp hay còn dư địa tăng trưởng?
Hẳn là NĐT chắc ai cũng đều biết đến FPT là một trong những cổ phiếu lâu đời nhất thị trường, cùng với VNM, REE,..là những bluechip đời đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam. Những năm qua, thị trường đã quá mải mê với những con sóng từ nhóm cổ phiếu lởm mới lên sàn đánh nhanh thắng nhanh, những con sóng của nhóm ngành dầu khí thời 2014-2015, rồi những con sóng cổ phiếu cơ bản có EPS cao, P/E thấp, và đến những con sóng vĩ đại của thị trường chung với sự dẫn dắt của cổ phiếu ngân hàng, họ nhà VIC, và làn sóng niêm yết toàn DN khủng long giữa năm 2017, đầu 2018.
Nhưng lạc lõng giữa dòng Bluechip, sự xuất hiện của FPT thật mờ nhạt ở các năm trước kia, khi NĐT ngắn hạn chỉ coi đây là một cổ phiếu có sự an toàn, có thể bắt đáy nếu thị trường biến động mạnh. Sự tăng trưởng với mức sinh lời hằng năm chỉ dao động từ 25%- 35% khó mà làm hài lòng được với NĐT nhỏ lẻ. Vì thế nhắc đến FPT thời kỳ đó, họ coi là sự bế tắc khi không tìm ra được cơ hội đầu tư nào tốt hơn.
NĐT ngoại họ còn giữ chặt như vậy thì kỳ vọng còn rất dài. Vì nếu quả thực FPT không còn tiềm năng tăng trưởng thì với kinh nghiệm làm "chuyên gia đầu tư" của mình, các quỹ sẽ không ngần ngại mà chốt thẳng tay cổ phiếu khi giá vượt xa so với giá trị thực của công ty. Và thời gian trong nhiều năm qua luôn chứng minh FPT có sự sở hữu của nước ngoài luôn ổn định và đạt giới hạn cao nhất. Điều này cũng là nhân tố giúp FPT tránh được áp lực về nguồn cung cổ phiếu mỗi khi tình hình vĩ mô có sự biến động.
Một điều tích cực nữa làm FPT trong thời gian qua được lợi là vụ Nhật cường mobile vi phạm pháp luật. Nếu như MWG được lợi về thị phần người tiêu dùng điện thoại, thì FPT có lẽ sẽ là doanh nghiệp được ưu tiên hàng đầu khi chính quyền chuyển sang thời đại công nghệ số vì sự minh bạch và khả năng tài chính tốt.
Năm 2019, có lẽ FPT đã thật sự tìm cho mình một lối đi riêng, khi tỏa sáng trong một năm đầy sự biến động.Sự "lạc lõng" này không biết có phải bắt nguồn khi là năm mà Việt Nam đặt bản lề cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nên người ta kỳ vọng vào FPT nhiều thế. Trong sự chuyển dịch chính phủ điện tử, FPT là tập đoạn đầu tiên và duy nhất tham gia tích cực nhất, hỗ trợ công nghê, nguồn lực, giúp chính phủ VN dần chuyển đổi thành chính phủ số.
3 năm trở lại đây, thị trường gọi vốn ở Việt Nam vô cùng sôi động, với những starup về đủ các lĩnh vực với sự backup về công nghệ tiên tiến. Và cái tên công nghệ, công nghệ cũng làm người ta phải nhắc đến FPT. (Sau khi thoái vốn khỏi mảng bán lẻ, thì doanh thu của FPT bây giờ đã công nghệ hơn rất nhiều). Và thật là vậy, doanh thu từ mảng xuất khẩu phần mềm, tích hợp hệ thống, giải pháp phần mềm, nội dung số chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu doanh thu của FPT, và ngày một tăng trưởng nhanh chóng mở rộng ra thị trường Mỹ, Nhật BẢN. Doanh thu đến từ chất xám là tiềm năng vô cùng lớn mà FPT đang tận dụng triệt để.
FPT luôn là một trong số những cổ phiếu trong tình trạng full room cho khối ngoại, bởi độ HOT, độ khát và miếng ngon béo bở mà không một quỹ nào không thèm muốn. Nó được chứng minh theo 2 góc độ sau đây: Thứ nhất FPT được các NĐT ngoại sở hữu kịch room hiện là 49%, cơ cấu NĐT rất đa dạng từ nhiều quỹ Tên tuổi với thị trường Việt Nam qua những thương vụ cực kỳ thành công như hàng chục quỹ đầu tư do DC quản lý, hay GIC ( quỹ đầu tư của Singapore ), Deutsche Bank AG, Red river holding...Điều này giúp NĐT có thể phân biệt được đâu là quỹ ngoại thật sự với những công ty lởm có cổ đông "mang tên" nước ngoài, nhưng sở hữu lại là "Tây đầu đen".
NĐT nhỏ luôn sợ hãi và nôn nóng muốn bán ra để bảo vệ thành quả mà mình có được. Nhưng FPT chưa bao giờ bị khối ngoại trading, họ luôn mua và nắm giữ, khi cần bán hoặc sang nhượng cổ phiếu thì hở một cái là đã bị lấp đầy trong tích tắc. Một kinh nghiệm cho NĐT nào ôm dài hạn FPT thì mỗi khi đợt cổ phiếu Esop về giao dịch thì lúc ấy có thể tranh thủ sự hở room tạm thời mà đặt bán thỏa thuận giá trần trong ngày cho nước ngoài.
Bài viết thể hiện nghiên cứu và phân tích từ đội ngũ Team 16. Mọi thắc mắc về chi tiết bài viết hoặc nhà đầu tư cần tư vấn, vui lòng liên hệ: TEAM16 - Cộng sự đầu tư chứng khoán. Hotline: 096 969 8436. Hoặc truy cập tại đây |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận