Forbes: Thị trường bất động sản Việt Nam tiếp tục tăng kỷ lục
Giá thuê văn phòng phục hồi vào năm 2020? Tăng trưởng GDP khả quan trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu? Nếu bạn đang sống ở Việt Nam thì bạn hoàn toàn có thể tin vào điều đó.
Danh sách thành tích của Việt Nam trong năm qua rất đáng chú ý do tình hình kinh tế khó khăn trên toàn thế giới. Việt Nam đã đạt được thành công đáng kinh ngạc, khi đại dịch Covid-19 bùng phát Việt Nam với 96 triệu dân chỉ có 2.631 ca nhiễm và 35 ca tử vong. Việt Nam đã xuất sắc vượt qua tất cả các đối thủ Châu á về kinh tế khi tăng trưởng GDP là 2.9%, một thành tích đáng chú ý khi GDP của hai nước láng giềng là Thái Lan và Maylaysia lần lượt giảm 6.1% và 5.6% trong năm 2020.
Trong những năm gần đây, bất động sản Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục dẫn đến giá bất động sản tăng vọt. Thị trường bất động sản của Việt Nam đã chứng tỏ khả năng phục hồi tốt trong thời kỳ Covid.
Công nghiệp
Bất động sản công nghiệp chính là ngôi sao sáng của thị trường BĐS, khi đã hưởng lợi từ sự bùng nổ trong sản xuất. Trong những năm gần đây, các công ty như Nike, Adidas và Samsung đều chuyển nhà nhà máy ra khỏi Trung Quốc và đầu tư vào Việt Nam do chi phí sản xuất ngày càng tăng và chiến tranh thương mại.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng 435% từ năm 2010 đến năm 2020. Giá thuê công nghiệp tại TP. HCM tăng 9.0% vào năm 2019 và 10.6% vào năm 2020 theo Cushman & Wakefield.
Nhà ở
Về thị trường nhà ở tại Việt Nam cũng chứng kiến sự tăng trưởng chưa từng có trong những năm gần đây. Người Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn đầu tư ngoài thị trường nhà ở, nhu cầu căn hộ vượt quá nguồn cung, với nhiều dự án đã được bán hết ngay sau khi mở bán.
Theo Cushman & Wakefield, giá căn hộ tại TP.HCM đã tăng 90% trong ba năm từ 2017 đến 2020, riêng trong năm 2020 là 12.8%. Nhu cầu từ các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những yếu tố thúc đẩy thị trường, nhưng phần lớn sự tăng trưởng đến từ người dân Việt Nam (trong bất kỳ dự án phát triển căn hộ mới nào, người nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa 30% tổng số căn hộ).
Do đó, sự phát triển của đất nước cùng với tầng lớp trung lưu chính là động lực thúc đẩy nhu cầu về nhà ở ngày càng mở rộng.
Văn phòng
Do tác động của đại dịch Covid, thị trường văn phòng đã bị ảnh hưởng khi nhân viên làm việc tại nhà và các công ty hoạt động với mô hình linh hoạt.
Theo Cushman & Wakefield, bất chấp những khó khăn, sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã góp phần thúc đẩy giá thuê văn phòng tại TP.HCM tăng 1.7% trong năm 2020, trong khi các thành phố lân cận như Bangkok, Singapore và Hong Kong đều chứng kiến giá thuê văn phòng giảm trong năm 2020.
Ông Paul Fisher, người đứng đầu quốc gia của công ty bất động sản toàn cầu JLL tại Việt Nam tin rằng Việt Nam sẽ tiếp tục sử dụng mô hình văn phòng ưu tiên. Ông Paul Fisher cũng lưu ý rằng: "Việc thiếu tương tác trực tiếp đã gây áp lực lên các nhóm và trong khi một số khách hàng mong muốn sẽ áp dụng các phương pháp làm việc linh hoạt trong tương lai, thì văn phòng vẫn là điểm trung tâm cho hoạt động kinh doanh".
Khách sạn
Năm 2020, đại dịch đã khiến thị trường khách sạn Việt Nam điêu đứng, với công suất thuê phòng dao động từ 20-30%. Mặc dù sự phục hồi diễn ra tương đối chậm, nhưng triển vọng mạnh mẽ từ ngành du lịch của Việt Nam trước khi đại dịch bùng phát.
Lượng khách quốc tế tăng từ 3.8 triệu trong năm 2009 lên 18 triệu năm 2019, Việt Nam trở thành điểm đến nghỉ dưỡng ưu thích của du khách nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam có nhiều biện pháp nhằm khuyến khích sự tăng trưởng như đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, xây dựng sân bay thứ hai ở TP.HCM với tổng mức đầu tư 4.7 tỷ USD, Đà Nẵng mở nhà ga quốc tế mới vào năm 2017. Gần đây, Hà Nội cũng bắt đầu chuẩn bị xây dựng sân bay thứ hai để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng lên trong thập kỷ tới.
Việt Nam được kỳ vọng sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong tương lai, sự quan tâm từ các nhà đầu nước ngoài giúp vốn FDI tăng 75% từ năm 2014 đến năm 2019. Thực tế khẳng định rằng, Việt Nam vẫn là một thị trường đang phát triển, các nhà đầu tư tin tưởng vào triển vọng dài hạn của đất nước. Với việc Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6.5% trong năm 2021, thị trường bất động sản Việt Nam đã sẵn sàng bắt kịp xu hướng của nền kinh tế trong tương lai.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận