EVS nêu 2 kịch bản thị trường, VNIndex điều chỉnh lành mạnh tới 1250
“VNINDEX trong năm nay sẽ có nhiều mặt khởi sắc, đặc biệt là về điểm số khi được hậu thuẫn bởi rất nhiều yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên hành trình chinh phục lại những mốc
“VNINDEX trong năm nay sẽ có nhiều mặt khởi sắc, đặc biệt là về điểm số khi được hậu thuẫn bởi rất nhiều yếu tố vĩ mô. Tuy nhiên hành trình chinh phục lại những mốc 1300 - 1400, VNINDEX sẽ trải qua nhiều cơn sóng, trong đó sẽ có nhiều nhịp điều chỉnh lành mạnh.” - đó là nhận định đầu tư năm 2024 của EVS.
Đáng chú ý, cán cân thương mại năm 2023 ghi nhận con số tích cực. Mặc dù tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 683 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên cán cân thương mại hàng hóa tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 28 tỷ USD. Nhóm ngành xuất khẩu chủ yếu là công nghiệp chế biến với 301,56 tỷ USD chiếm 44,1% tổng kinh ngạch xuất khẩu. Ở chiều ngược lại máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất với 88,2 tỷ USD chiếm 30,4% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Đối với thị trường chứng khoán, các chuyên gia của EVS phân tích, thanh khoản của VNIndex luôn có sự đồng pha với vốn hóa khi chứng kiến thị trường tạo đỉnh ở cuối 2021 đầu 2022.
“Năm 2023 thị trường chứng khoán Việt Nam có sự sụt giảm đáng kể ở cả vốn hóa lẫn thanh khoản khi các nhà đầu tư có sự nghi hoặc về tiềm năng phát triển của thị trường” - báo cáo EVS nêu. Các chỉ số định giá P/E, P/B, P/S đang có mẫu hình chung, giá trị hiện tại nhỏ hơn giá trị trung bình 10 năm và đang tiến về các vùng đáy của năm 2022, điều này cho thấy bản chất thị trường chứng khoán Việt Nam đang được định giá rẻ” - chuyên gia EVS cho hay.
Theo phân tích từ EVS, giá trị ròng của nhà đầu tư cá nhân đã có sự hồi phục rõ rệt trong năm 2023, đồng pha với chỉ số của VNIndex. Tính từ khi thị trường tạo đáy ở mốc 1.021 vào tháng 3/2023, VNIndex đã hồi phục hơn 200 điểm tính đến cuối tháng 8/2023. Điều này giúp thị trường chứng khoán Việt Nam một lần nữa hút cầu và dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư cá nhân, tự doanh và tổ chức nước ngoài với sự kỳ vọng lớn vào sự hồi phục của nền kinh tế Việt Nam hậu dịch Covid-19.
Tuy nhiên, VNIndex đã có một đợt giảm mạnh 2 tháng, tính đến đầu tháng 11, VNIndex đã quay trở lại mốc 1.050, tức thổi bay các nỗ lực tăng điểm của nửa đầu năm 2023. Điều này cũng thể hiện rõ ràng ở thanh khoản tham gia thị trường sụt giảm do những sự hoài nghi ở thời điểm lúc đó. Sau khi xác nhận được vùng đáy trung hạn mới tức mốc 1020 điểm, VNINDEX đã có 2 tháng tăng ngoạn mục khi tính thời điểm hiện tại, thị trường đã tăng hơn 150 điểm để lấy lại mốc 1180 điểm.
“Trái ngược với dòng tiền cá nhân có xu hướng đầu tư trong ngắn hạn, dòng tiền nhà đầu tư nước ngoài luôn giữ một tỷ trọng nhất định để rót vốn và chủ yếu là cơ cấu danh mục thay vì tăng hoặc giảm vốn đầu tư ban đầu” - EVS nhận định.
Theo các nhà phân tích, tại thị trường chứng khoán Việt Nam, đa số các nhóm ngành đều có sự biến động tích cực so với tháng trước. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu giao dịch là ngành ngân hàng với 22,29% và tăng mạnh so với tháng trước (14,80%). Tỷ trọng lớn thứ 2 là bất động sản với 19,67% tăng nhẹ so với tháng trước, đạt 2,86%. Ngành chứng khoán tụt xuống chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 với 16,78% và tăng 4,16% so với tháng trước.
“So với cùng kỳ tháng trước, tất cả nhóm ngành đều tăng giá, trong đó ngân hàng dẫn đầu đà tăng với mức tăng ấn tượng 14,8%, với một số mã ấn tượng như STB, BID, VPB,... tuy nhiên hiện nay thị trường đang giao dịch ở vùng cao, cần theo dõi thêm một cách thận trọng đặc biệt tại các nhóm ngành có tỷ trọng lớn do đây là nhóm ảnh hưởng nhiều nhất đến điểm số của VNINDEX” - chuyên gia EVS khuyến nghị.
Từ các phân tích trong báo cáo, và dựa trên các điều kiện hiện tại, EVS dự báo hai kịch bản chiến lược cho các nhà đầu tư. Đối với kịch bản tích cực (45%), EVS dự báo theo hai yếu tố: điều kiện vĩ mô và phân tích kỹ thuật: Vĩ mô kinh tế thế giới phục hồi tốt, kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, các chính sách hỗ trợ BĐS Trung Quốc làm giảm gánh nặng lên nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam được hậu thuẫn bởi những chính sách, lạm phát được kiểm soát, hạ lãi suất thúc đẩy mở rộng kinh doanh giúp cho nền kinh tế hồi phục từ Q2/2024. Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 6,5%. Với viễn cảnh đó, VN-Index sẽ tiếp cận và chinh phục vùng kháng cự 1200 sau gần 4 tháng tạo đáy và hồi phục. Nếu ở mốc điểm này VNINDEX đi ngang với dòng tiền phân hóa, thiết lập lại một nền giá mới ở ngay vùng hỗ trợ 1180-1200, khả năng cao trong ngay quý I/2024 VNINDEX sẽ còn tiếp tục công phá mốc kháng cự 1250. Dự kiến đến cuối năm VN-Index sẽ một lần nữa quay trở lại mốc 1400 từ năm 2021.
Ở kịch bản thứ 2, thân trọng (55%), EVS cho rằng, Điều kiện vĩ mô: Vĩ mô trong nước bị ảnh hưởng bởi những tin xấu từ vĩ mô thế giới: Lạm phát Mỹ tiếp tục tăng, nền kinh tế Trung Quốc lao dốc vì quả bom nợ BĐS. Do vậy, nền kinh tế cần nhiều thời gian hơn để ổn định và phục hồi trở lại, dự kiến có thể kéo dài đến Q3 năm 2024 và bắt đầu hồi phục từ cuối năm 2024. Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2024 đạt 5%. Ở đầu năm 2024, VN-Index đã có 1 nhịp hồi phục mạnh với việc tăng hơn 150 điểm từ vùng đáy. Vậy nên các nhà đầu tư cần chú ý cẩn trọng tới thanh khoản bên bán để đưa ra quyết định đầu tư hoặc giảm tỉ trọng cổ phiếu do lượng cung kẹt ở vùng 1.200 là rất lớn. Khả năng cao VNINDEX sẽ có một đến hai nhịp điều chỉnh lớn trong năm nay để hấp thụ lượng cung, tiến tới vùng 1300-1400.Tổng hợp lại, EVS cho rằng kịch bản tích cực bao gồm: Yếu tố vĩ mô diễn biến thuận lợi, thị trường được nâng hạng thu hút thanh khoản, thị trường diễn biến tích cực kể từ cuối Q1/2024. VN-INDEX dao động quanh vùng 1300, thanh khoản thị trưởng tăng 20%, đạt bình quân 18.200 tỷ/phiên. Ở chiều ngược lại kịch bản thận trọng: NĐT vẫn còn quan ngại bởi các yếu tố vĩ mô xấu và thị trường không có nhiều thông tin hỗ trợ, dự kiến chỉ thực sự hồi phục kể từ giữa Q2/2024. VN-INDEX dao động quanh vùng 1.200, thanh khoản thị trưởng tăng 10%, bình quân 16.700 tỷ/phiên.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận