Đừng lệ thuộc vào tín dụng
Với đa số banker, việc room tín dụng hạn chế thời gian qua khiến ảnh hưởng đến kết quả bán. Dù muốn hay ko, câu chuyện room vẫn sẽ là đề tài căng thẳng chưa thể sớm dừng lại.
Nếu trăn trở với kết quả, áp lực hoàn thành KPI, còn gap lớn về doanh số phải thực hiện Q4 vv… Sau đây là một số việc nên làm:
1. Sớm thích nghi: nếu không còn room cũng không phải là bi kịch. Bạn biết rồi, tín dụng chỉ là 1 sản phẩm. Dĩ nhiên, nếu cho vay bạn sẽ dễ bán chéo sản phẩm dịch vụ khác – nhưng vấn đề, mỗi tháng bạn cũng chỉ làm tối đa 3-4 hồ sơ vay, còn lại vô số KH khác không vay thì sao? Họ vẫn cần mở thẻ, gửi TK, bảo hiểm…Do vậy, banker rất cần làm quen với việc không lệ thuộc vào tín dụng.
2. Cải thiện sales activity: trước hết tập trung hơn vào hoạt động bán: SL cuộc gọi/hẹn/gặp, thời gian dành cho sales/non-sales vv… Tuỳ sales plan cá nhân, nhưng nếu có thể hãy tăng 120%-150% các chỉ số này trong Q4.
3. Liên hệ lại KH chưa chốt được: những KH đã từ chối trong 1/3/6 tháng qua. Q4 cùng thường là cao điểm KH phát sinh nhu cầu/cân nhắc sử dụng sản phẩm dịch vụ NH. Nhớ rằng NO ko có nghĩa là NEVER.
4. Chăm sóc KH hiện hữu: đừng quên KH của bạn cũng có thể gặp thách thức tương tự - sự quan tâm/thăm hỏi/hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết - nhằm thắt chặt MQH & thông qua đó phát triển KH mới.
5. Tìm kiếm hỗ trợ từ đồng nghiệp/CBQL: thành thật về khó khăn đang gặp phải, mong muốn được giúp đỡ, cởi mở học hỏi, nhờ chia sẽ tình huống vv… để tích luỹ kinh nghiệm thực chiến & tìm kiếm động lực bán.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận