Dòng tiền chuyển hóa, thanh khoản HoSE giảm hiện tại là hợp lý?
Theo ông Lê Anh Tuấn, GĐ chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital, nếu muốn chỉ số lên tiếp thì bắt buộc phải có các đợt điều chỉnh để chuyển hóa dòng tiền từ người đi vay nhiều sang người chưa đi vay.
Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Thành viên phụ trách HĐQT, Sở GDCK TP.HCM (HoSE) nhận định động thái dòng tiền sụt giảm so với các phiên trước, thanh khoản sụt giảm từ ngày 5/7 khi HoSE triển khai giải pháp của FPT để nâng cao năng lực xử lý, thị trường sẽ tiếp tục mở rộng. Tuy nhiên thị trường lại giảm thanh khoản xuống khiến bản thân HoSE cũng ngạc nhiên.
Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc chiến lược đầu tư Công ty Dragon Capital cho biết: "Nếu nhìn thị trường trong vài tháng qua, có thể thấy thị trường mặc dù có sự sụt giảm về điểm số so với mức đỉnh, nhưng lại có sự trưởng thành một bậc".
Theo ông Tuấn, việc thanh khoản đột ngột tăng cao trên 20.000 tỷ đồng là một yếu tố thiếu ổn định do nó gấp nhiều lần so với mức vốn hóa tổng của HoSE. Cụ thể, theo Giám đốc của Dragon Capital, mức thanh khoản 30.000 tỷ đồng một phiên là không thực tế, 25.000-30.000 tỷ đồng thanh khoản một phiên tương đương 130 - 160% tổng giá trị vốn hóa của HoSE.
Do đó, sụt giảm thanh khoản từ 25.000-30.000 tỷ đồng xuống 15.000-17.000 tỷ đồng là một điều nên và nó sẽ nằm ở mức này ổn định.
Về định giá, P/E ở mức 19 lần có thể là đắt nhưng cũng có thể là rẻ nó phụ thuộc hoàn toàn vào mức tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai. Nếu nhìn vào Việt Nam cách đây 1 tháng rưỡi khi COVID-19 bùng phát trở lại, vấn đề tăng trưởng lợi nhuận của thị trường có thể từ 50-52% nếu tính cả UPCom, nhưng với yếu tố COVID-19 diễn ra, tăng trưởng lợi nhuận thị trường sẽ có sự sụt giảm xuống 40% trong năm 2021.
Nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cuối năm 2021, thì chắc chắn năm 2022 lợi nhuận sẽ tăng trưởng trên 20-25%.
Giám đốc của Dragon Capital nhận định, theo diễn biến dòng tiền trong thời gian qua, có thể thấy dòng tiền nước ngoài rút ra mạnh ở Việt Nam. Tính từ đầu năm, dòng tiền rút ra trên sàn đã là 1,7 tỷ USD, và nếu xét trong 3 năm đã là gần 4 tỷ USD rút ra khỏi VIệt Nam trên sàn chứng khoán.
Việc dòng tiền rút mạnh theo vị này là giai đoạn chuyển hóa của dòng tiền: "Với lượng rút ra lên đến 1,7 tỷ USD cộng với margin tăng đột biến ở tất cả các công ty chứng khoán, thì nếu muốn chỉ số lên tiếp thì bắt buộc phải có các đợt điều chỉnh để chuyển hóa dòng tiền từ người đi vay nhiều sang người chưa đi vay, chuyển hóa dòng tiền đang rút mạnh khỏi thị trường sang dòng tiền rẻ hơn thay thế đổ vào thị trường".
Bên cạnh đó, theo ông Lê Anh Tuấn, xét về định giá cho năm 2021 đâu đó khoản 14.5% P/E nếu lợi nhuận tăng 35-40%, còn nếu xét định giá năm 2022 tăng trưởng lợi nhuận 20-25% thì định giá chỉ còn 11.5% P/E dưới mức bình quân thị trường 15-16 lần P/E rất dài. "Do đó, với mức tăng trưởng lợi nhuận 20-25% của năm 2022 thì vùng điểm 1.200 đến 1.250 điểm là vùng các nhà đầu tư có thể quan tâm xuống tiền để mua các doanh nghiệp tốt", ông Lê Anh Tuấn khuyến nghị.
Còn theo ông Lê Quang Minh, Giám đốc Phân tích Đầu tư CTCK Mirae Asset Việt Nam, việc dòng tiền có sự biến động mạnh và thanh khoản sụt giảm có thể do \ tâm lý chrùng xuống, xuất phát từ kỳ vọng các yếu tố vĩ mô giảm xuống khi áp dụng các Chỉ thị 15-16 tại các thành phố, tỉnh đã khiến các lĩnh vực tiêu cực do sản xuất đình trệ. Ông Minh cho rằng nhiều khả năng chỉ số PMI, GDP quý 3 sẽ xấu, nhiều lĩnh vực có khó khăn hơn trước. "Chúng ta đang ở vùng an toàn của quý 2 thì COVID-19 đến làm kỳ vọng thay đổi, với diễn biến tiêu cực của vĩ mô khiến nhà đầu tư chùng xuống, việc giải ngân chậm lại" - ông Lê Quang Minh cho biết.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận