Động thái của doanh nghiệp trong cao điểm đáo hạn trái phiếu
Tháng 6/2023 được cho là thời điểm có lực đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm. Loạt doanh nghiệp tiếp tục chậm thanh toán, tìm cách giãn, hoãn, khất nợ
Theo số liệu từ Chứng khoán VNDirect, tháng 6/2023 là thời điểm áp lực đáo hạn trái phiếu lớn nhất trong năm |
Từ đầu tháng đến nay, hàng chục doanh nghiệp hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn. Mới nhất, CTCP Fuji Nutri Food vừa thông báo chậm thanh toán 23 tỷ đồng tiền lãi của lô trái phiếu FNFCH2124001. Lý do là doanh nghiệp chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán (Ngày dự kiến thanh toán 26/6 tới đây).
Lô trái phiếu trị giá 720 tỷ đồng, phát hành ngày 18/03/2021 với kỳ hạn 3 năm, lãi suất thực tế 11,5%/năm cho kỳ tính lãi đầu tiên. Mục đích phát hành nhằm góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP phần Địa ốc Ngân Hiệp, liên quan đến việc hợp tác đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch Ngân Hiệp 2 - Hồ Tràm.
Tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của bên thứ 3, theo các thửa đất tại xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai và xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Cùng với đó là toàn bộ quyền tài sản phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Tháng 8 tới, Fuji Nutri Food sẽ phải thu xếp lượng tiền lớn cho việc đáo hạn lô trái phiếu FNFCH2223001, tổng giá trị 1.000 tỷ đồng, lãi suất 10%/ năm. Với lô trái phiếu này, Fuji Nutri Food cũng có 2 lần chậm thanh toán tiền lãi.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tiếp tục khất nợ trái phiếu. Một trong số đó là CTCP Đầu tư và dịch vụ Đất xanh miền Nam thông báo chậm thanh toán 5 kỳ lãi (từ tháng 2-5/2023) của lô trái phiếu MNRCH2123001. Doanh nghiệp cho biết chưa thu xếp được nguồn tiền, rời ngày dự kiến thanh toán sang 30/6. Tổng số tiền lãi chưa thanh toán là 8 tỷ đồng.
Sau khi Nghị định 08 có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp đã đàm phán với nhà đầu tư, chấp nhận lãi cao để gia hạn trả nợ. CTCP Bất động sản Phát Đạt đã gia hạn thành công lô trái phiếu PDRH2123002 thêm 3 tháng, nâng lãi suất từ 13% lên 15% cho trái chủ. Tổng giá trị lưu hành của lô trái phiếu này là 148 tỷ đồng.
Tập đoàn Đua Fat đã thông qua lộ trình thanh toán lô trái phiếu DFFH2123001 muộn hơn 4 tháng so với cam kết ban đầu. Lãi suất trong thời gian quá hạn từ ngày 2/3 - 14/7 là 17,625%/năm, cao hơn nhiều mức lãi suất ban đầu của trái phiếu là 11,75%/năm.
CTCP Tập đoàn xây dựng SCG kéo dài thời hạn của lô trái phiếu SCGCH20230001 từ 36 tháng lên 60 tháng. Sau điều chỉnh, ngày đáo hạn của lô trái phiếu này được lui tới cuối năm 2025, thay vì cuối năm 2021.
Tuy nhiên, cũng có doanh nghiệp chưa đạt được thoả thuận với trái chủ. Công ty TNHH Saigon Glory (Saigon Glory) vừa tổ chức bất thành hội nghị người sở hữu trái phiếu để xin ý kiến điều chỉnh kỳ hạn trái phiếu và lãi suất trái phiếu của các lô SGL-2020.01, 02, 03, 04, 05. Hội nghị này không đủ điều kiện tổ chức do không đủ số thành viên tham dự. Các lô trái phiếu trên có tổng trị giá 5.000 tỷ đồng, thuộc sở hữu của gần 3.000 người.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa phát hành báo cáo Giám sát Trái phiếu châu Á cho thấy, quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam vượt 100 tỷ USD nhờ chính sách nới lỏng. Cụ thể, sự mở rộng trong cả phân khúc trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp đã giúp thị trường trái phiếu tổng thể của Việt Nam tăng 5,1% so với quý trước, lên mức 111,9 tỷ USD.
ADB lưu ý, đã có một số vụ vỡ nợ trong bối cảnh căng thẳng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực bất động sản. Chỉ số vốn chủ sở hữu bất động sản đã giảm khoảng 50% kể từ tháng 1/2023.
Vingroup sắp phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu
08/06/2023
Lực đáo hạn trái phiếu đang lớn nhất trong năm
03/06/2023
Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp là 1,1 triệu tỷ đồng
02/06/2023
Việt Linh
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận