menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Thúy Hằng

Doanh nghiệp thủy sản đón tín hiệu tốt đầu năm

Đã nhìn thấy ánh sáng cho cổ phiếu thủy sản

Hoạt động sản xuất chế biến, kinh doanh xuất khẩu của một số doanh nghiệp thủy sản đều cho thấy bức tranh sáng màu.

Báo cáo tài chính lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 của Công ty CP đầu tư Đa quốc gia (IDI) đạt khoảng 80 tỷ đồng, tăng gấp 8 lần so với quý III/2021 và 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, cuối năm 2021, công ty đã ký hợp đồng xuất khẩu cho các đơn hàng đi nhiều nước đến hết quý III/2022, với giá trị cao hơn 25-30% so với các đơn hàng năm 2021.

Ông Lê Văn Chung, Tổng giám đốc IDI cho biết, hiện đơn hàng xuất khẩu công ty đã ký đủ đến hết quý III/2022. Vấn đề quan tâm lớn nhất của công ty hiện nay là đẩy nhanh tốc độ chế biến cá và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động để thực hiện cam kết trả đơn hàng đúng tiến độ cho khách hàng.

Điểm thêm về hoạt động sản xuất chế biến, kinh doanh xuất khẩu của một số doanh nghiệp thủy sản đều cho thấy bức tranh sáng màu. Cuối tháng 1/2022, CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) ước tính kết quả kinh doanh năm 2021 với doanh số chung (có hợp nhất công ty thành viên Khang An) đạt 213 triệu USD (khoảng hơn 4.899 tỷ đồng), tăng 12% so năm 2020. Lợi nhuận đạt trên 280 tỷ đồng, tăng trên 15% so năm trước. Đây là kết quả lãi cao nhất trong suốt 26 năm hoạt động của công ty này. Ngay sau tết nguyên đán, trại tôm FMC bắt đầu thả giống, khởi đầu cho mùa vụ mới, với diện tích nuôi tăng thêm 52 ha.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2021, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2020 (8,41 tỷ USD), đạt 104,6% so kế hoạch (8,5 tỷ USD). Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nói chung trong đó có thủy sản thì đây được xem như một cú "thoát hiểm" ngoạn mục của lĩnh vực này.

Thực tế, xuất khẩu trong quý IV/2021 của nhiều doanh nghiệp ngành thủy sản đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại. Có thể nói thời điểm hiện tại các doanh nghiệp thủy sản đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất để tự tin tăng tốc trong năm 2022. Sở dĩ có được điều này là do nhu cầu đối với nhiều mặt hàng thủy sản đang có sự gia tăng trở lại. Chính vì vậy không ít doanh nghiệp chế biến đã ký kết được đơn hàng có giá trị đến hết quý III, quý IV năm 2022.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có gần 800 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản. Trong đó, có tới 100 doanh nghiệp đạt doanh số từ 20 – 400 triệu USD, top này chiếm 65% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Doanh nghiệp có doanh số lớn nhất phải kể đến Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Minh Phu Seafood Corp) đạt doanh số trên 395 triệu USD, chiếm 4,44%, đứng đầu về xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước. Tiếp đến là Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) với doanh số 317 triệu USD, chiếm 3,56% với thế mạnh là tôm chân trắng. Sản phẩm của STAPIMEX xuất đi 25 thị trường, với những thị trường lớn như Mỹ, Canada, Bỉ, Đức, Israel... Đứng thứ ba là Công ty CP Vĩnh Hoàn (Vinh Hoan Corp) có doanh số trên 276 triệu USD, chiếm 3,1%....

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2022 sẽ tiếp tục tăng, đạt 2,1 triệu tấn, trị giá 9,2 tỷ USD, tăng 3,9% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với năm 2021. Nhóm hàng tôm vẫn là “át chủ bài” trong ngành hàng thủy sản xuất khẩu, mang về giá trị kim ngạch lớn nhất. Những thị trường tiềm năng của Việt Nam trong năm 2022 về xuất khẩu tôm vẫn tiếp tục đóng vai trò “thị trường chính” là Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu (EU). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực khai mở, tháo gỡ những khó khăn của các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Australia, Canada, Singapore…

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP nhận định, năm 2022 xuất khẩu tôm sang Mỹ và EU dự kiến tiếp tục tăng trưởng hai con số, xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi sau khi giảm mạnh trong năm 2021, xuất khẩu sang Hàn Quốc và Nhật Bản tăng trưởng nhẹ do nhu cầu từ hai thị trường này khá ổn định. Cùng với xuất khẩu tôm, xuất khẩu cá tra dự báo sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2022 và thị trường Trung Quốc, HongKong vẫn là khu vực tiềm năng cho xuất khẩu cá tra.

“Với những tín hiệu khả quan này, doanh nghiệp ngành thủy sản cần nhanh chóng chớp thời cơ, mở rộng vùng nguyên liệu, gia tăng năng suất, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu bạn hàng để tăng tốc, bù đắp lại những khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vừa qua” - ông Nam chia sẻ.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả