24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vy Lam
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Doanh nghiệp phương Tây 'tiến thoái lưỡng nan' tại thị trường Nga

Các công ty phương Tây ở Nga đang phải cố gắng cân bằng lợi ích giữa việc ở lại với áp lực từ dư luận cũng như cộng đồng quốc tế.

Hơn 400 công ty phương Tây đã rút khỏi Nga kể từ khi nước này có xung đột với Ukraine vào ngày 24/2, theo danh sách do Jeffrey Sonnenfeld, giáo sư tại Trường Đại học Yale, tổng hợp.

Giáo sư cho biết, các doanh nghiệp này đã để lại số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD tại Nga.

Tuy nhiên, khoảng 80 công ty phương Tây vẫn giữ được sự hiện diện, ngay cả khi họ tạm ngừng các khoản đầu tư và liên doanh kinh doanh mới. Nhiều công ty tiêu dùng và dược phẩm cho rằng việc ‘bỏ chạy’ sẽ gây hại đáng kể cho người dân Nga.

Một số cũng lo ngại về những hậu quả pháp lý đối với nhân viên của họ nếu chính phủ Nga trả đũa.

Các công ty hàng tiêu dùng khổng lồ như PepsiCo Inc., Procter & Gamble Co. và Nestle SA cho biết họ sẽ duy trì sự hiện diện tại Nga để cung cấp các mặt hàng cơ bản cho người dân nước này.

Hiện các thương hiệu trên cũng đang chịu nhiều áp lực về việc rời khỏi Nga sau khi số thương vong và người tị nạn từ cuộc xung đột ở Ukraine ngày càng gia tăng.

Giám đốc điều hành BSR Aron Cramer, cho biết: "Nếu không có sự thay đổi hay diễn biến tích cực nào, thì áp lực buộc các công ty này thoái lui khỏi Nga sẽ tiếp tục tăng lên".

Katie Denis, trưởng bộ phận truyền thông và nghiên cứu tại Hiệp hội Thương hiệu Tiêu dùng, chia sẻ rằng các thành viên của họ không ủng hộ hành động của Nga ở Ukraine, nhưng việc thoái lui là không thể chấp nhận. Người dân Nga không đáng phải chịu điều đó.

Các công ty dược phẩm như tập đoàn khổng lồ Pfizer Inc. của Mỹ, Bayer AG của Đức và Eli Lilly cho biết họ sẽ tạm dừng các hoạt động không cần thiết ở Nga nhưng vẫn có kế hoạch tiếp tục cung cấp thuốc cho các bệnh nhân.

Họ lưu ý rằng các loại thuốc kê đơn đã bị loại trừ khỏi lệnh trừng phạt quốc tế vì chúng phục vụ nhu cầu nhân đạo thiết yếu. Tuy nhiên, những ngày gần đây, ngay cả những hàng hóa đó cũng bị soi xét.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy gần đây đã hối thúc các công ty dược phẩm rút khỏi Nga hoàn toàn.

Dù vậy, một số công ty dược vẫn có được sự hậu thuẫn từ các cổ đông của họ. Josh Brockwell, một giám đốc điều hành của công ty đầu tư Azzad Asset Management, cho biết ông ủng hộ quyết định của Pfizer trong việc tiếp tục cung cấp thuốc tại Nga.

Ông nói: "Tôi không nghĩ người dân phải chịu khổ vì hành động của chính phủ Nga".

Nhiều công ty dược phẩm có trụ sở tại Mỹ cho biết họ sẽ không sản xuất thuốc ở Nga, song một số doanh nghiệp cùng ngành ở châu Âu, bao gồm Bayer và Novartis SA của Thụy Sĩ, vẫn duy trì các nhà máy sản xuất ở nước này.

Tuần trước, ông Putin cho biết Nga có thể thu giữ tài sản của các công ty từ bỏ hoạt động tại nước này. Các công tố viên Nga cũng đã cảnh báo một số công ty phương Tây rằng nhân viên của họ có thể bị bắt nếu họ ngừng sản xuất các mặt hàng thiết yếu.

Giám đốc tiếp thị của British American Tobacco, Kingsley Wheaton hồi đầu tháng này cho biết việc ngừng bán hoặc sản xuất các sản phẩm của mình sẽ bị chính quyền Nga coi là một vụ phá sản hình sự có thể khiến các nhân viên bị truy tố.

Jack Martin, nhà quản lý quỹ tại Oberon Investments, công ty có cổ phần tại Unilever, Diageo, Burberry, GSK, Eli Lilly và Nike, cho biết những thách thức khác mà các công ty tiêu dùng ở Nga phải đối mặt là xử lý các giao dịch ngân hàng và đảm bảo nguồn nguyên liệu thô.

"Rủi ro xung quanh việc đầu tư vào các công ty kinh doanh ở Nga đã tăng lên", ông Martin nói.

Các công ty này cũng đang cố gắng đưa ra nhiều cách để xoa dịu tình hình. Chẳng hạn như Novartis, Bayer, Pfizer và Eli Lilly, cho biết họ sẽ sử dụng lợi nhuận từ việc bán hàng ở Nga để cứu trợ nhân đạo.

Bên cạnh đó, một số công ty lại đang tìm kiếm các bên mua mới hoặc tiếp quản các hoạt động tại địa phương của họ.

Nhiều công ty cũng lo ngại về điều gì sẽ xảy ra với các cơ sở của họ sau khi rời đi. Ví dụ, một nhà máy lương thực bị bỏ hoang có thể được Nga tái sử dụng để chu cấp cho quân đội đang chiến đấu ở Ukraine.

Hiện các công ty rời khỏi Nga có thể gặp khó khăn khi đòi lại tài sản của mình một khi đã bị tịch thu. Tiffany Compres, đối tác với công ty luật FisherBroyles, cho biết các công ty có thể kiện Nga tại Trung tâm Quốc tế về Giải quyết Tranh chấp Đầu tư, nhưng những vụ việc như vậy có thể kéo dài trong nhiều năm và Nga không buộc phải trả tiền.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả