menu
Định bệnh và vực dậy doanh nghiệp
TS Đinh Thế Hiển Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Định bệnh và vực dậy doanh nghiệp

Theo báo cáo VCCI năm 2023, tình trạng doanh nghiệp rút khỏi thị trường hiện nay là rất đáng báo động. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, 51.400 doanh nghiệp "biến mất" trong 2 tháng đầu năm 2023, ..... Tình hình lâm bệnh của các công ty trong năm 2024 có thể giảm về số lượng doanh nghiệp nhỏ, nhưng tăng về doanh nghiệp vừa và lớn, bởi vì họ cón lực để không phá sản trong năm 2023, nhưng đã tích bệnh ngày càng tăng, và không được định bệnh đầy đủ để có phác đồ chửa bệnh đúng cách.

Trong nền kinh tế cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ phá sản, rồi lập mới với số lượng lớn là bình thường.. ..

Tuy nhiêm một doanh nghiệp đã trụ hơn 5 năm, có sản phẩm được thị trường chấp nhận mà bị phá sản là rất uổng. Với các doanh nghiệp này, nếu được chửa trị đúng cách thì sẽ khỏi. Nhưng muốn vậy phải thành tâm khám bệnh.

Sáng nay, ngồi soạn chuyên đề "ĐỊNH BỆNH & VỰC DẬY DOANH NGHIỆP", chuyên đề này dùng để giãng cho lớp CFO-Tài chính Đầu tư" offline sắp mở, và cũng để áp dụng cho 1, 2 cty đang nhờ tư vấn.

Những hàm ý nhận định :

1. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

2. "Nhưng khi đã gặp bệnh thì phải chữa đúng cách mới khỏi"

3. "Muốn chữa đúng cách, thì phải định bệnh đúng bệnh..."

4. Mọi căn bệnh doanh nghiệp đều có triệu chứng thể hiện qua số liệu tài chính, có thể nhận ra từ phân tích tài chính, chỉ vì xem thường phân tích mới không nhận ra ....

5. Mọi kết quả quản trị sai lầm lớn của ban lãnh đạo đều dẫn tới hệ quả (kết quả) làm suy yếu tài chính. Mọi nguy cơ bệnh nặng đến rất nặng khó chữa (cận kề phá sản) đều là từ suy yếu tài chính trầm trọng...

Điều này có nghĩa là chiến lược dở, nhân sự dở, công nghệ lạc hậu, marketing yếu ... có thể làm doanh nghiệp gặp khó, phát triển chậm nhưng không chết; chỉ có tài chính suy yếu là doanh nghiệp có thể chết.

6. Mọi sự cứu chữa doanh nghiệp đều phải bắt đầu từ các giải pháp tài chính khẩn cấp.

Điều này có nghĩa không có giải pháp tài chính khẩn cấp (như kiểu chận xuất huyết, phục hồi huyết áp..) thì doanh nghiệp sẽ phá sản trong khi chờ mấy giải pháp quản trị phát huy kết quả...

7. Để doanh nghiệp trở lại đường đua thì đều phải tái cấu trúc doanh nghiệp, trong đó phải tái cấu trúc tài chính

Không có giải pháp quản trị kinh doanh hay nào phát huy hiệu quả khi cái nền đang đứng bị rung lắp, lụp xụp. Phải đứng vững trên đôi chân rồi mới bước đi. Tái cấu trúc tài chính phải thực hiện kiên quyết trước hết.

Với 7 nhận định nối kết nêu trên, cho thấy Nhà quản trị tài chính đầu tư chính là người bác sĩ định bệnh và chửa bệnh cho những doanh nghiệp lậm bệnh nặng đến rất năng.

: Nếu dùng năng lực theo kiểu trục lợi (Quỹ Y) : đó là các công ty mua - bán nợ, các cty tư vấn M&A mua cực rẻ, các Tổ chức Tài chính đầu tư chuyên săn các cty bị liệt, nhưng hoàn toàn có thể chữa bệnh được để mua thâu tóm giá rẻ.....

* Nếu dùng năng lực theo kiểu hỗ trợ (Thần Y) : đó là các công ty (chuyên gia) tư vấn tài chính, tư vấn tái cấu trúc - giải cứu doanh nghiệp (đĩnh cao)......

Tui đang muốn xây dựng một đội ngủ thầy thuốc tài chính thực chiến, không theo dạng Quỹ Y, hay Thần Y, mà theo dạng biệt kích, nhẫy vào một doanh nghiệp để đồng hành 1, 2 năm cho đến lúc nó khỏe thì out. Cái này chắc gọi là Thầy Lang dạo !!

ĐOẠN MỞ ĐẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ :

ĐỊNH BỆNH & VỰC DẬY DOANH NGHIỆP

Trong nền kinh tế toàn cầu của thế kỹ 21, rủi ro được nhìn với một góc độ rộng hơn, được xem như một thuộc tính quan trọng của của nền kinh tế toàn cầu mà mọi doanh nghiệp và nhà đầu tư đều gặp phải, cần đối đầu và vượt qua.

Khủng hoãng kinh tế tài chính quy mô lớn, tiến bộ công nghệ, kinh tế hội nhập…đã khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào bờ vực phá sản. Năm 2023, thế giới lại chứng kiến làm sóng phá sản quy mô lớn kể từ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2010. Theo Finance times, làn sóng phá sản của các doanh nghiệp trên toàn thế giới đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ qua; Liên minh châu Âu (EU) có số doanh nghiệp phá sản trong năm 2023 tăng 13%, là mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Bắc Mỹ, làn sóng các vụ phá sản doanh nghiệp cũng đang tăng nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp đang gặp rắc rối có quy mô lớn. Tại VN, tình trạng doanh nghiệp phá sãn cũng ở mức báo động, trong năm 2023 có 158.800 doanh nghiệp đóng cửa, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Không chỉ các doanh nghiệp SME, mà có những doanh nghiệp SX lớn cũng nguy cơ phá sản, có công ty doanh thu trên 4.000 tỷ với 3700 công nhân, nhưng năm 2023 chỉ còn vài chục công nhân….

Định bệnh và vực dậy doanh nghiệp là lĩnh vực chuyên sâu của giải pháp tài chính. Nó thường áp dụng trong các công ty chuyên xử lý những doanh nghiệp lâm vào tình cảnh cận kè phá sản như công ty mua bán nợ, công ty tư vấn Tái cấu trúc tài chính. Trong góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, thì các kiến thức này có thể áp dụng rất hiệu quả để đề phòng rủi ro, hoặc cứu chửa những công ty con, những công ty M&A, hoặc chính công ty mẹ. Phương châm vẫn là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”; nhưng khi lâm vào bệnh nặng thì cần sử dụng cách chữa bệnh phù hợp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

TS Đinh Thế Hiển Vip

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả