Tìm mã CK, công ty, tin tức
Đọc nhiều
Bình luận nhiều
Từ 2023 đến giờ, ai cũng thấy nhiều lãnh đạo cấp cao ghé thăm Việt Nam, trong đó nổi bật nhất chỉ là chuyến thăm của Tập Cận Bình và Biden. Không những thế, phái đoàn của Biden còn có hơn 50 doanh nghiệp lớn của Mỹ đi cùng. Có thể thấy thời điểm đấy họ quan tâm đến nền kinh tế của chúng ta như thế nào?!
Việc họ quan tâm và muốn đầu tư vào chúng ta không như làm từ thiện, đầu tư thì phải có lợi (điều này ai cũng biết). Và đã có những thời điểm Việt Nam chúng ta xuất hiện nhiều trên các Investment Conference, cho thấy mức độ quan tâm ngày càng lớn.
Theo dòng sự kiện, CEO của một công ty “trước lạ sau quen” là ông ông Jensen Huang của NVIDIA ghé thăm và có những lời đầy hoa mĩ “Việt Nam là quốc gia duy nhất có thể tham gia đầy đủ các công đoạn của chuỗi bán dẫn”, rồi bảo Việt Nam là ngôi nhà thứ hai của NVIDIA, rồi cùng Trương Gia Bình (chủ tịch FPT) đi cháy phố ở các ngõ ở Hà Nội.
Nhưng một ngày nào đó đẹp trời hoặc xấu trời không quan trọng, tôi đọc được thông tin Nvidia đầu tư 200 triệu USD vào Indonesia để xây dựng trung tâm dữ liệu AI vào tháng 04 vừa rồi. Tuy nhiên việc này cần phải được bàn thêm, việc một công ty đang làm ngành có giá trị cao không đầu tư sang chúng ta là do lo ngại về nguồn điện, và Việt Nam vẫn còn trong danh sách hạn chế xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ. Tôi vẫn tin NVIDIA sẽ đầu tư vào Việt Nam và thậm chí còn mạnh hơn cả tại Indo hay các nước trong khu vực.
Tuy nhiên cần phải nhìn nhận, chúng ta vẫn thiếu một cái gì đó để hấp dẫn các công ty nước ngoài.
Quay trở lại với “Tây bán ròng” trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán hồi đó có tắt nghẽn chứ đâu có thiếu điện hay nằm trong danh sách hạn chế gì? Và câu chuyện dẫn chứng trên kia tuy không liên quan đến dòng vốn đầu tư trên thị trường, nhưng có thể nhìn thấy được chúng ta thiếu điều gì đó để thu hút “vốn ngoại”.
(BỎ QUA VIỆC TỶ GIÁ VÌ CÓ THỂ AI CŨNG BIẾT)
Nhắc lại “đầu tư là để có lời”, những nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào TTCK Việt Nam luôn tìm kiếm những doanh nghiệp mà có lợi thế cạnh tranh tốt, tiềm năng tăng trưởng. Đúng là chúng ta không hề thiếu những doanh nghiệp đạt được các tiêu chí trên.
Tuy nhiên vấn đề họ lo ngại có thể là do chính sách về ESG tại Việt Nam chưa được đồng bộ cùng với các nước sở tại của mình. Họ lo ngại một ngày nào đó sẽ có quy định bắt buộc việc đánh giá cổ phiếu sẽ có tiêu chí về ESG trong đó, lúc này sẽ làm khó cho họ. Ngay cả cuộc thi CFA Research Challenge cũng đã đưa tiêu chí này vào thang điểm.
Vậy ESG tại Việt Nam có gì đáng lo ngại?
Theo một khảo sát từ PWC có đến 80% doanh nghiệp Việt Nam đã cam kết hoặc dự định thực hiện các cam kết về ESG trong 2-4 năm tới, đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn mạnh mẽ hơn nữa. Hơn nữa, Chính phủ chúng ta cũng đã có những chính sách về việc này như Thông tư số 155/2015/TT-BTC, 136/NQ-CP 2020, 96/2020/TT-BTC … hay cam kết toàn cầu tại Hội nghị COP26.
Tuy nhiên, rà soát qua các Báo cáo thường niên các doanh nghiệp Việt, vẫn chưa thấy những thay đổi nào đáng kể. Ví dụ một doanh nghiệp sản xuất báo cáo là có trồng cây, trong khi người ta cần là các giải pháp bảo vệ môi trường như xử lý chất thải trong quá trình sản xuất; hay đâu đó vẫn còn những doanh nghiệp vi phạm việc công bố thông tin; hay một doanh nghiệp chỉ “mua cao bán thấp” với chính công ty con.
Thực hiện ESG tại Việt Nam tôi cũng nghĩ là vấn đề thời gian thôi, nhưng trong kinh doanh thì thời gian lại là chi phí cơ hội. Vậy nên việc họ không mặn mà với thị trường chúng ta trong thời gian tới là điều không khó hiểu.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường