Điểm mặt doanh nghiệp có cổ phiếu "trà đá" nhưng chia cổ tức với mức "trong mơ"
Trên thị trường chứng khoán hiện nay, nhiều doanh nghiệp có thị giá cổ phiếu dưới 3.000 đồng, thậm chí dưới 1.000 đồng nhưng vẫn chi những khoản cổ tức rất cao cho cổ đông...
Tháng 12/2022 vừa qua, doanh nghiệp này đã chi tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 trong năm 2022 với tỉ lệ 20%, tương ứng mỗi cổ phiếu PTG nhận được 2.000 đồng tiền cổ tức.
Trong năm 2021, công ty này chia cổ tức tiền mặt tỉ lệ 120%, tức mỗi cổ phiếu nhận 12.000 đồng. Và trong quá khứ, năm 2017 và 2019, công ty này cũng từng chi mức cổ tức hậu hĩnh cho cổ đông, trên 100% và đều bằng tiền mặt.
Có những năm, tiền chi trả cổ tức còn lớn hơn cả lợi nhuận ròng của Công ty. Đơn cử như năm 2019 và 2022 khi tiền trả cổ tức của doanh nghiệp này còn vượt xa lợi nhuận ròng của Công ty.
Bên cạnh việc chi trả cổ tức hậu hĩnh, Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết còn có tình hình hoạt động kinh doanh khá ổn định trong thời gian qua. Dữ liệu trong 4 năm gần nhất cho thấy, Công ty luôn đạt lợi nhuận sau thuế hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
Báo cáo tài chính năm 2022 của Công ty CP May xuất khẩu Phan Thiết cho thấy, PTG ghi nhận doanh thu thuần 501 tỷ đồng (tăng 25% so với cùng kỳ) và lãi ròng hơn 49 tỷ đồng (tăng trưởng 29% so với cùng kỳ). Tại 31/12/2022, công ty này có 200 tỷ đồng tiền mặt, chiếm 2/3 tổng tài sản. Trong khi đó, nợ phải trả ở mức 154 tỷ đồng, chủ yếu là tiền lương phải trả cho người lao động với 135 tỷ đồng và không có nợ vay ngân hàng.
Ở năm 2021, Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết có doanh thu 400 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 38 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 92% và 103% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, PTG có vốn điều lệ gần 49 tỷ đồng, vốn hóa trên thị trường chứng khoán khoảng 1,5 tỷ đồng nhưng doanh thu và lợi nhuận như trên là niềm mơ ước với nhiều cổ đông. Do đó, dù thị giá cổ phiếu PTG chưa bằng ly trà đá nhưng nhiều tháng qua luôn trắng bên bán và dư mua hàng chục triệu cổ phiếu.
Theo báo cáo thường niên năm 2021 của Công ty CP May Xuất khẩu Phan Thiết, tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của các cổ đông nội bộ và người thân chiếm tới gần 65%.
Trong cơ cấu cổ đông của PTG, Chủ tịch Hội đồng quản trị Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 13,7% cổ phần (667.000 cổ phiếu). Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ hơn một triệu cổ phiếu PTG. Tổng số cổ phiếu gia đình ông Nghi đang sở hữu là 1,97 triệu cổ phiếu (tỷ lệ sở hữu 39,44%).
Tương tự, gia đình của ông Nguyễn Quốc Bình - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PTG - cũng đang sở hữu hơn 827.000 cổ phiếu PTG (tỷ lệ sở hữu 16,55%).
Một cái tên khác là Công ty CP Phục vụ Mai táng Hải Phòng (UPCoM: CPH) cũng là một trong những cái tên chi trả cổ tức cao và bền vững đối với các cổ đông. CPH có tiền thân là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Phục vụ mai táng, là công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng.
Công ty hoạt động chính trong dịch vụ phục vụ tang lễ, vận tải hành khách bằng ô tô, di chuyển phần mộ,... Theo số liệu thống kê từ năm 2016-2022, Công ty luôn ghi nhận lãi sau thuế từ 8-9 tỷ đồng mỗi năm, riêng năm 2022 mức lợi nhuận của Công ty là trên 10 tỷ đồng. Và phần lớn phần lợi nhuận được dành để chi trả cổ tức cho cổ đông.
Trên sàn UPCoM, cổ phiếu CPH đang có thị giá 300 đồng/cổ phiếu, CPH gây ấn tượng khi có mức cổ tức bằng tiền cao và bền vững qua các năm. Trung bình 5 năm gần nhất, tỉ lệ chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp này là trên 16%, tương ứng với mỗi cổ phiếu sẽ nhận được hơn 1.600 đồng.
Diễn biến giá của các cổ phiếu này trên thị trường
Một trường hợp khác là Công ty CP MEINFA (UPCoM: MEF) với mức chi trả cổ tức bằng tiền lên tới 35%, (tương ứng 3.500 đồng/cổ phiếu) trong những năm qua. Trong khi đó, giá cổ phiếu MEF trên thị trường chỉ đang quanh mốc 1.600 đồng/cổ phiếu.
Mức cổ tức cao và hấp dẫn là vậy, nhưng điểm chung của các cổ phiếu này là rất khó để mua và sở hữu chúng. PTG, CPH hay MEF đều là những cổ phiếu rất cô đặc và gần như không có giao dịch trong suốt một thời gian dài.
Bên cạnh cơ cấu cổ đông cô đặc với tỉ lệ cổ đông nội bộ hoặc tổ chức nắm giữ trên 50% thì mức cổ tức hấp dẫn có thể là lý do khiến ít nhà đầu tư bán ra đối với những cổ phiếu này.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường