24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
TS Đinh Thế Hiển Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Điểm chung giữa khó khăn các ngân hàng Việt Nam và sự phá sản của SVB

Khó khăn các Bank Việt và sự phá sản của SVB có chung đặc điểm: dồn vào một ngành hot, lợi nhuận cao.

Vụ phá sản lớn thứ 2 của Mỹ về NH là SVB đang gây nhiều lo lắng tác động đến hệ thống NH, và có thể tác động đến VN.

Quan sát cho thấy SVB phá sản không ghê gớm như Wasington Mutural Bank năm 2008 (vụ phá sản NH Mỹ lớn nhất), vì năm đó là khủng hoảng tài chính toàn cầu có quy mô rất lớn; gây đổ vỡ hàng loạt NH và quỹ đầu tư.

Với SVB, chỉ trong lĩnh vực công nghệ cao, đầu tư mạo hiểm nên quy mô nhỏ hơn.

Nhưng ở góc độ sụp đổ của NH, thì vì sao SVB là có đặc điểm giống SCB và có thể một số NH khác ở xứ ta?

Đó là vì cả hai đều dồn vốn vào ngành có độ tăng trưởng nóng và siêu lợi nhuận. Với SVB đó là các công ty công nghệ Stra up; với SCB (và các NH khác) là ngành BĐS cực ngon trong nhiều năm qua.

Với một số nhận định cho rằng SBV phá sản vì quản trị chấp nhận rủi ro, không mua bào hiểm trái phiếu công ty công nghệ nên khi trái phiếu các cty này tèo thì NH tèo theo.

Nhưng thực chất cái chết của SVB đã được báo trước với hàng loạt tín hiệu như năm 2022 SoftBank chuyên về đầu tư mạo hiểm thua lổ kỹ lục trên 20 tỷ usd và tiến trình đó vẫn tiếp diễn qua đầu năm 2023; hàng loạt quỹ đầu tư tại Silicon valey thua lỗ hoặc đóng cửa; rồi tin các công ty công nghệ sa thải hàng loạt nhân viên, hơn 140,000 nhân sự trong các công ty công nghệ có trụ sở tại Hoa Kỳ đã bị sa thải hàng loạt vào năm 2023...điều đó cho thấy các công ty công nghệ và lĩnh vực đầu tư Stra up đã bị đẩy lên quá cao, đổ vốn vào với kỳ vọng siêu lợi nhuận vượt quá thực tế; thì sự sụp đổ phải đến. Như vậy SVB phá sản vì các nền mà nó dựa vào là ngành công nghệ cao star up đã trở về mặt đất.

Tương tự cho SCB (và một số bank VN) đã đổ tín dụng và mua trái phiếu doanh nghiệp BĐS quá lớn với nhận định ngành này ngon, lợi nhuận cao. Và khi Thị trường BĐS suy giảm sau một thời gian tăng trưởng nóng ảo, thì SCB và một số NH cũng phải sụp theo. Giống nhau là ở chỗ đó.

P/S: trong 10 case phá sản NH lớn nhất của Mỹ, thì từ NH lớn thứ 3 đến thứ 10 cộng lại cũng không bằng SVB. Điều này cho thấy W.M.Bank (2008) và SBV (2023) phá sản không chỉ do quản trị yếu kém má liên quan đến lĩnh vực hot, với W.M.B (2008) là sụp đổ BĐS; với SVB (2023) là suy tàn của Stra up , trong đó có nhiều Star up tiền số hoặc lĩnh vực số.

Điểm chung giữa khó khăn các ngân hàng Việt Nam và sự phá sản của SVB
Điểm chung giữa khó khăn các ngân hàng Việt Nam và sự phá sản của SVB
Điểm chung giữa khó khăn các ngân hàng Việt Nam và sự phá sản của SVB
Điểm chung giữa khó khăn các ngân hàng Việt Nam và sự phá sản của SVB
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

TS Đinh Thế Hiển Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả