Dịch vụ Hàng không sân bay Nội Bài (NASCO): Kinh doanh khởi sắc, chưa chuyển nhượng được cổ phần NCTS
Năm 2022, Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO) kinh doanh khởi sắc, bắt đầu có lãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn không thực hiện được kế hoạch năm vì chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng 1 triệu cổ phần của NCTS.
Khởi sắc sau đại dịch
CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài (NASCO; mã chứng khoán: NAS) đã có thông báo đăng ký quyền tham dự đại hội cổ đông thường niền 2023 diễn ra vào ngày 12/5 sắp tới.
Trong năm 2022, Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Nội Bài đã có một năm kinh doanh khởi sắc sau 2 năm ảnh hưởng vì đại dịch COVID-19.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2022 của NASCO, tổng tài sản công ty tại thời điểm 31/12/2022 ở mức 295 tỷ đồng, tăng thêm 29 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.
Nợ phải trả của NASCO kết thúc năm tài chính 2022 ở mức 238 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2021. Nợ ngắn hạn chiếm chủ yếu 148 tỷ đồng, trong đó vay ngắn hạn của NASCO chiếm tỷ trọng 27.93% trong cơ cấu nợ ngắn hạn.
Trong năm 2022, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của NASCO ở mức 406 tỷ đồng. Con số này cao gấp 1,6 lần so với năm 2021. Tuy nhiên, ở chiều ngược lại chi phí bán hàng của NASCO trong năm 2022 ở mức 131 tỷ đồng, tăng 43 tỷ đồng so với năm 2021. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng từ 38 tỷ đồng trong năm 2021 lên mức 48 tỷ đồng năm 2022.
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận trước thuế trong năm 2022 của NASCO ở mức 2,4 tỷ đồng, trong khi năm 2021 là âm 128 tỷ đồng. Tương tự, lợi nhuận sau thuế cả năm 2022 của NASCO ở mức 2,2 tỷ đồng, tăng 139 tỷ đồng so với con số âm 139 tỷ đồng của năm 2021.
Theo giải trình từ NASCO, năm 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Việt Nam áp dụng giãn cách xã hội khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty ảnh hưởng nặng nề. Ngoài ra, NASCO còn phải trích lập dự phòng lỗ đầu tư hơn 44 tỷ đồng tại NASCO Logistic và VSST.
Đến năm 2022, khi dịch bệnh được đẩy lùi, cá đường bay được mở trở lại khiến cho nguồn thu của công ty ổn định trở lại. Bên cạnh đó, NASCO còn duy trở và mở rộng hợp tác với các đối tác ngoài của Tổng công ty Hàng không Việt Nam để tăng nguồn thu.
Dòng tiền kinh doanh âm
Dù có lãi nhưng một thông tin đáng chú ý trong báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2022 của NASCO đó là lưu chuyển dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty này vẫn âm 13,3 tỷ đồng. Con số này tăng gần gấp đôi so với con số âm 7,4 tỷ đồng trong năm 2021.
Theo báo cáo thường niên của NASCO, tổng doanh thu của năm 2022 của công ty mẹ đạt 255,12 tỷ đồng, đạt 78,49% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế đạt 1,6 tỷ đồng, tương đương 1,93% kế hoạch năm. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NASCO không đạt kế hoạch năm do chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng 1 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCTS), dự kiến thu về 84 tỷ đồng. Nếu không kể đến yếu tố này, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của NASCO sẽ lần lượt đạt 105,84% và 476,5% kế hoạch năm.
Trước đó, tại buổi họp ĐHĐCĐ bất thường cuối năm 2022, NASCO đã thông qua chủ trương bán đấu giá công khai 1 triệu cổ phiếu NCT. Thời gian dự kiến trong năm 2022 và 2023 sau khi có chấp thuận của UBCK.
Trên báo cáo tài chính cập nhật tới 31/12/2021, giá gốc đầu tư của Nasco vào NCT là 6,69 tỷ đồng. Giá trị hợp lý ghi nhận là 152,8 tỷ đồngDự kiến sau chuyển nhượng, Nasco còn nắm 827.649 cổ phần NCT, tương ứng tỷ lệ 3,16% vốn.
Được biết, NASCO hiện có 3 cổ đông lớn. Cụ thể, Tổng công ty Hàng không Việt Nam sở hữu 51% cổ phần, ông Đỗ Hữu Nghĩa nắm giữ 10,83% cổ phần và Công ty cổ phần tập đoàn Taseco sở hữu 8,21% cổ phần.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận