menu
Dịch chuyển khối FDI vào Việt Nam
Nguyễn Thanh Cường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Dịch chuyển khối FDI vào Việt Nam

Mặc dù một năm đầy sóng gió, dịch Covid-19 cùng với chiến tranh thương mại khiến hàng loạt sản xuất của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam gặp khó khăn, chi phí “3 tại chỗ” rất cao nhưng đa số các doanh nghiệp FDI trên địa bàn vẫn nỗ lực để giữ sản xuất, giữ chân người lao động, giữ đơn hàng, không để đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các doanh nghiệp FDI cho thấy, tinh thần muốn tiếp tục ở lại Việt Nam, vẫn nỗ lực thực hiện các đơn hàng. Bên cạnh đó có rất nhiều doanh nghiệp FDI vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam bởi “sức hút” mạnh mẽ của Việt Nam với vai trò là điểm đến đầu tư trong tầm nhìn dài hạn và bền vững của công ty.

Theo đó, một nền chính trị ổn định và linh hoạt ở Việt Nam chính là yếu tố hàng đầu thu hút các nhà đầu tư FDI. Không chỉ như vậy, Chính phủ Việt Nam cũng chứng tỏ sự quyết đoán trong điều hành và không ngần ngại đưa ra quyết định mạnh mẽ trong nhiều hoàn cảnh. “Mặt khác, Việt Nam nằm ở một vị trí vô cùng trung tâm trong khu vực Đông Nam Á với một đường bờ biển dài; lại sở hữu lợi thế vô cùng lớn với các tuyến thương mại quan trọng trên thế giới; ưu điểm lực lượng lao động trẻ dồi dào với “cấu trúc dân số vàng” nên Việt Nam có cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội không phải ai cũng có và Việt Nam cần phải khai thác tốt điểm này”.

Tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào các địa phương trong năm 2021 lên đến 31 tỷ USD, đó là một loạt các dự án tỷ đô mà Việt Nam đã thu hút đầu tư các doanh nghiệp FDI như Foxconn, Goertek, Lego, Pegatron, Jinko Solar, Samsung, LG… Điều này cho thấy môi trường đầu tư hấp dẫn trong nước đang thu hút mạnh đầu tư nước ngoài mang lại những hiệu quả kinh tế rất lớn nhưng ngược lại cũng gia tăng áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội.

Dịch chuyển khối FDI vào Việt Nam
Dự án nhà ở xã hội tại khu công nghiệp Vân Trung tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Đại dịch Covid-19 đã, đang và sẽ còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như toàn cầu. Trong đó, các công ty xây dựng và công ty tư vấn xây dựng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì không chỉ cạnh tranh giữa các công ty trong nước mà các công ty xây dựng của Việt Nam còn phải cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Việc cạnh tranh đẩy các công ty Việt Nam đứng trên bờ vực phá sản. Do vậy muốn tồn tại và sống sót đòi hỏi các công ty Việt Nam phải đổi mới, đầu tư, nâng cao năng lực con người, công nghệ, máy móc sản xuất. Định hướng được sự ảnh hưởng trên, Công ty CP Tư vấn xây dựng Thành Nam là một công ty tư vấn thiết kế liên tục đầu tư, phát triển nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên, đầu tư máy móc hiện đại và sử dụng công nghệ trong quá trình thực hiện các sản phẩm như sử dụng phần mềm Bim, Civil 3d…

Theo nhận định của Phó giám đốc Công ty CP Tư vấn xây dựng Thành Nam, ông Nguyễn Trung Kiên: Tại Việt Nam, trong những năm tới sẽ có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn đặc biệt là ngành Xây dựng, bởi những doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam họ luôn dẫn theo các doanh nghiệp tư vấn và thi công của chính nước đó sang để thiết kế và thi công thực hiện dự án. Trước những khó khăn, vướng mắc trên, các doanh nghiệp phải luôn tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất và chất lượng đáp ứng tốt nhất nhu cầu xây dựng và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Có cùng “đẳng cấp” và trình độ tương đồng với các đơn vị nước ngoài, chúng ta mới có cơ hội hợp tác và nguồn việc đến từ khối FDI.

Dịch chuyển khối FDI vào Việt Nam
Các doanh nghiệp phải luôn tiếp thu kỹ thuật, công nghệ mới, đổi mới trang thiết bị, nâng cao năng suất và chất lượng đáp ứng tốt nhất nhu cầu xây dựng và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp FDI.

Trong công tác xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn trong trình tự thủ tục thẩm định như đối với công tác xin phép phòng cháy chữa cháy. Việc chậm trễ về thủ tục cho các doanh nghiệp FDI khi thực hiện xin cấp phép xây dựng dự án làm mất đi cơ hội của nhà đầu tư trong việc thực hiện chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến đầu tư của Việt Nam.

Dịch chuyển khối FDI vào Việt Nam
Đầu năm 2021, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các nhà đầu tư, trong đó Foxconn đầu tư dự án 270 triệu USD tại Bắc Giang.

Một vấn đề sẽ nổi cộm trong vòng vài năm tới đối với khối doanh nghiệp FDI là nhà ở cho công nhân. Việt Nam đang thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, việc các doanh nghiệp lớn vào đầu tư kéo theo lượng lao động lớn, người lao động cần phải ổn định chỗ ăn ở thì mới có thể gắn bó lâu dài để phát triển được. Việc tiếp cận nguồn vốn và nguồn quỹ đất, khó khăn về các thủ tục khiến thời gian xây dựng kéo dài, tỷ suất lợi nhuận bị khống chế 10% tương đối thấp so với nhà ở thương mại cũng là vấn đề khiến các doanh nghiệp chưa mạnh dạn trong việc xây dựng nhà ở xã hội dành cho công nhân, tạo áp lực đối với doanh nghiệp. Chi phí xây dựng nhà ở xã hội cần hợp lý nên giá thành thấp dẫn đến chất lượng nhà ở sẽ không đảm bảo, để tiêu chuẩn cuộc sống đảm bảo cho công nhân và người thu nhập thấp ngày càng cao thì chất lượng nhà ở xã hội cũng cần đáp ứng cao hơn, cần cung cấp chuỗi hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội toàn diện, như vậy giá bán nhà ở xã hội cũng đẩy lên cao hơn, các đối tượng mua hoặc thuê nhà ở xã hội cũng bị giới hạn chặt chẽ theo Luật, gây khó cho nhà đầu tư. Các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ, nhà nước cần có cơ chế riêng bên cạnh các Luật đã ban hành để hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng trong nước và các doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội, đồng thời, giảm bớt hồ sơ thủ tục và hỗ trợ thêm nguồn vốn vay ưu đãi cho chủ đầu tư và người mua nhà. Có như vậy mới có thể thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới để phát triển nhà ở xã hội.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả