menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Quỳnh Trang

ĐHĐCĐ Eximbank lần 2: Sóng ngầm nhân sự đã kết thúc?

Sáng ngày 21/06/2019, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (HOSE: EIB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 lần 2 sau lần 1 bất thành.

Tiếp tục cập nhật...

9h15: Đã có 194 cổ đông tham dự, dại diện cho 93.84% số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự đại hội.

ĐHĐCĐ Eximbank lần 2: Sóng ngầm nhân sự đã kết thúc?

Tính đến 8h45, có 105 cổ đông tham dự đại hội, đại diện cho hơn 635 triệu cp, tương ứng tỷ lệ 51.66% số cổ phần có quyền biểu quyết.

Quầy kiểm tra tư cách cổ đông

TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI

Sóng ngầm nhân sự đã thực sự kết thúc?

Sau lần 1 tổ chức bất thành, sáng nay (21/06), EIB tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 lần 2 nhằm thông qua nhiều vấn đề quan trọng. Song, vấn đề tranh chấp chức vụ HĐQT Eximbank vẫn đang gay cấn khi phát sinh nhiều yếu tố mới và bất ngờ.

Tòa án Nhân dân (TAND) TPHCM vừa ban hành quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với về việc tranh chấp giữa các thành viên HĐQT Eximbank. Ngày 27/03/2019, TAND TPHCM ra Quyết định 92 về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc các thành viên trong HĐQT Eximbank phải tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết 112 (bầu bà Lương Thị Cẩm Tú – thành viên HĐQT lên Chủ tịch HĐQT thay ông Lê Minh Quốc).

Nhưng đến ngày 14/05/2019, bà Đinh Thị Huyền Khanh – đại diện theo ủy quyền của ông Lê Minh Quốc có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện và bà Đặng Thi Kim Xuân – đại diện theo ủy quyền của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ông Trần Công Cận có đơn xin rút yêu cầu độc lập. Do đó cùng ngày Tòa án đã quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý việc tranh chấp giữa giữa ông Lê Minh Quốc và 7 thành viên trong HĐQT Eximbank. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 14/05. Điều này đồng nghĩa nội dung Nghị quyết 112 tiếp tục được thực hiện, bà Lương Thị Cẩm Tú được các thành viên bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank. Thế nhưng trong ngày 15/05, ông Lê Minh Quốc lại ký Nghị quyết 231 với tư cách là Chủ tịch HĐQT Eximbank chấm dứt hiệu lực Nghị quyết 112.

Cũng trong ngày 14/05, một lá đơn ký tên ông Lê Minh Quốc gửi HĐQT từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Eximbank. Trong đơn, ông Lê Minh Quốc cho rằng: "Sau khi suy nghĩ thấu đáo, tôi viết đơn này để thông báo với các thành viên nguyện vọng được từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT tại Eximbank đồng thời giới thiệu người khác để HĐQT xem xét bầu chọn thay thế".

Ngày 22/05/2019, Eximbank đã ban hành Nghị quyết số 238/2019/EIB/NQ-HĐQT về việc bầu ông Cao Xuân Ninh – Thành viên HĐQT giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Eximbank và đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó Tổng Giám đốc thường trực làm Quyền Tổng Giám đốc.

Như vậy, sau một thời gian dài tranh chấp, vị trí “ghế nóng” của Eximbank đã có chủ. Nhưng liệu những tranh chấp đằng sau có thực sự đã kết thúc?

Kế hoạch lãi trước thuế 1,077 tỷ đồng năm 2019

Năm 2019, HĐQT EIB dự kiến huy động vốn đạt 143,500 tỷ đồng, tăng trưởng 21% so với năm 2018. Dư nợ cấp tín dụng tăng 11%, đạt 115,570 tỷ đồng, song trong điều kiện thuận lợi, EIB sẽ xin NHNN để tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng.

EIB dự kiến lãi trước thuế trước trích lập dự phòng bổ sung trái phiếu VAMC là 2,000 tỷ đồng, tăng 49% so với năm trước. Lãi trước thuế sau trích lập 1,077 tỷ đồng, tăng 30% và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Kế hoạch kinh doanh 2019 của Eximbank

Sửa đổi bổ sung điều lệ Ngân hàng

Eximbank đưa ra 4 nội dung sửa đổi, bổ sung gồm Khoản 4 Điều 2, Điều 33, Khoản 6 Điều 35 và các nội dung khác của Điều lệ ngân hàng.

Theo Điều lệ hiện hành, người đại diện theo pháp luật của EIB chỉ là Tổng Giám đốc (TGĐ). Tuy nhiên, thực tế tại Eximbank đang xảy ra trường hợp TGĐ bị miễn nhiệm và ngân hàng chưa hoàn tất thủ tục bổ nhiệm nhân sự thay thế.

Do đó, HĐQT EIB trình kiến nghị sửa đổi Khoản 4, Điều 2 Điều lệ Eximbank, theo hướng người đại diện theo pháp luật là Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch HĐQT trong thời gian khuyết tổng giám đốc mà chưa hoàn tất việc thay thế.

Ngoài ra, Eximbank cũng đề xuất sửa đổi Điều 33 và khoản 6, Điều 35 của Điều lệ ngân hàng về điều kiện tiến hành họp ĐHĐCĐ.

Cụ thể, sửa đổi Điều 33 theo hướng cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có ít nhất 51% số cổ phần có quyền biểu quyết (quy định cũ là 65%). Trường hợp cuộc họp lần thứ 2 thì phải có ít nhất 33% số cổ phần có quyền biểu quyết (thay vì 51% như cũ) và được triệu tập trong vòng 30 ngày.

Còn tờ trình thứ 3 là sửa đổi Khoản 6, Điều 35, ngân hàng đề xuất sửa đổi việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất trên 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết (quy định cũ là 65%) tán thành.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại