menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vũ Thị Lâm Oanh

Để các dự án đầu tư “bứt tốc”

Các dự án đầu tư bị chậm tiến độ giải ngân vốn, đội vốn đầu tư công và chậm tiến độ được xác định là do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài. Vấn đề này gây lãng phí nguồn vốn đầu tư và bức xúc cho người dân, khiến các cơ quan chức năng "đau đầu". Trước tình hình đó, ngành tài nguyên và môi trường TP.HCM đã đưa ra hàng loạt kiến nghị để giải quyết khúc mắc này.

Tại kỳ họp thứ 4 của HĐND TP.HCM khóa X, giai đoạn 2021-2025, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Ban đô thị HĐND TP.HCM cho biết, thời gian qua, giá đất bồi thường ở nhiều nơi chưa tiệm cận với giá thị trường, chưa được sự đồng thuận rộng rãi của người dân. Chính sách về quản lý nhà đất hiện nay chưa tạo được sự công bằng, có sự khác biệt giữa nhà đất trong và ngoài khu quy hoạch đất dân cư, từ đó gây bức xúc trong dân, dẫn đến khiếu nại kéo dài. Điều này khiến công tác đền bù giải tỏa cho người dân bị ách tắc và các dự án cũng kéo dài thời gian thực hiện.

Thực vậy, thời gian qua, nhiều dự án giao thông trên địa bàn TP.HCM phải "đắp chiếu" vì vướng giải phóng mặt bằng. Dự án đường Vành đai 2 TP.HCM động thổ năm 2015 và chính thức khởi công năm 2017, nhưng đến nay đoạn tuyến Phạm Văn Đồng - nút giao Gò Dưa vẫn chưa thể hoàn thành. Nguyên nhân là do Ban bồi thường giải phóng mặt bằng TP.Thủ Đức chỉ mới bàn giao được 75% mặt bằng cho nhà đầu tư. Và dù nhà đầu tư cũng đã tạm ứng tiền phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng của dự án BT 960 tỷ đồng này nhưng hiện vẫn phải tạm ngưng thi công do vướng mắc về mặt bằng và đang chờ UBND TP. Thủ Đức và các sở ngành xem xét điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, điều chỉnh dự án, ký điều chỉnh phụ lục hợp đồng BT, thanh toán đất đối ứng… Cũng như vậy, hàng loạt dự án giao thông trên địa bàn TP.Thủ Đức như cầu Nam Lý, cầu Tăng Long, cầu Long Đại với tổng vốn đầu tư gần 1.700 tỷ đồng và lẽ ra đã phải hoàn thành cách đây 2-3 năm, nhưng giờ vẫn "dậm chân tại chỗ".

Để dự án đầu tư được “bứt tốc”, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung và trình tự thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện độc lập với dự án đầu tư xây dựng có thu hồi đất bằng nguồn vốn ngân sách; hoặc tạm ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất của TP.HCM để tạo quỹ đất sạch thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất (kể cả dự án thực hiện theo phương thức hợp tác công tư); hoặc đấu giá quyền sử dụng đất dự án có sử dụng đất và hướng dẫn xử lý đối với các dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã phê duyệt trước ngày Luật Đầu tư công có hiệu lực.

Đối với dự án trải trên nhiều quận huyện trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiến nghị được tách nội dung bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn từng quận - huyện thành dự án độc lập và do tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quận - huyện làm chủ đầu tư dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn của mình.

Ngoài ra, sở này còn kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung cơ chế điều hành, quản lý xây dựng, phân bổ vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hàng năm để bố trí đủ vốn cho dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng trong năm được xác định là phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của người bị thu hồi đất. Mục đích là để Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng kịp thời chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người bị thu hồi đất, không phát sinh thêm chi phí do chậm chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư quy định tại Khoản 2 Điều 93 Luật Đất đai.

Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cũng đề xuất đưa chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật vào chi phí bồi thường của dự án. Về mặt nguyên tắc, việc tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự án xây lắp chỉ được thực hiện khi dự án đầu tư được phê duyệt. Đây là các chính sách mới được xây dựng để thực hiện thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái dịnh cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập. Do đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đánh giá, tiếp thu các nội dung này trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đất đai.

“Đối với những dự án phức tạp, nhất là các dự án giao thông, việc tách riêng dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng tại các dự án có thu hồi đất thành dự án độc lập, sau đó mới triển khai công tác đầu tư xây lắp là rất cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng để đầu tư xây dựng tại các dự án có thu hồi đất”, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM bày tỏ.

Tại kỳ họp thứ 4 của HĐND TP.HCM khóa X, giai đoạn 2021-2025, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Ban đô thị HĐND TP.HCM cho biết, thời gian qua, giá đất bồi thường ở nhiều nơi chưa tiệm cận với giá thị trường, chưa được sự đồng thuận rộng rãi của người dân. Chính sách về quản lý nhà đất hiện nay chưa tạo được sự công bằng, có sự khác biệt giữa nhà đất trong và ngoài khu quy hoạch đất dân cư, từ đó gây bức xúc trong dân, dẫn đến khiếu nại kéo dài. Điều này khiến công tác đền bù giải tỏa cho người dân bị ách tắc và các dự án cũng kéo dài thời gian thực hiện.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại