DBC – “Mỏ vàng" vaccine - Cổ phiếu đổi đời
Luận điểm chính tôi muốn nói đến trong bài viết tiếp tục xoay quanh câu chuyện Vaccine của DBC cũng như một vài sự so sánh với các case study đi trước là HPG và FRT.
1. “MỎ VÀNG” VACCINE
- Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đóng vai trò là trụ cột quan trọng trong việc thực hiện tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam. Dịch tả lợn Châu Phi như mọi người biết vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với toàn ngành.
- Hiện đã có 2 sản phẩm vaccine dịch tả lợn châu Phi là NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam nghiên cứu, sản xuất và được cấp Giấy chứng nhận lưu hành. Đây là những vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi thương mại đầu tiên trên thế giới được cấp phép lưu hành, đặc biệt trong bối cảnh sau hơn 100 năm qua chưa có vaccine thương mại trong phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi được cấp phép trên thế giới.
- Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco (DBC) là đơn vị thứ 3 của Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine ASF và dự kiến sản xuất thương mại vào giai đoạn quý 4/2023 sau khi được cấp giấy phép. Lợi thế cạnh tranh của DBC có thể kể đến là công suất nhà máy vượt trội hơn so với hai doanh nghiệp đi trước và thị trường cũng đã bắt đầu cởi mở hơn về việc đón nhận Vaccine ASF của Việt Nam.
- Nhìn chung về thị trường trong nước vẫn là miếng bánh quá lớn để khai thác, bên cạnh đó thị trường xuất khẩu sẽ đóng vai trò quan trọng giúp DBC tăng trưởng mạnh về doanh thu và lợi nhuận khi định hướng của doanh nghiệp 90% sản lượng sẽ phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu.
2. CỔ PHIẾU ĐỔI ĐỜI – SO SÁNH CASE STUDY HPG, FRT
- Với HPG là thị trường thép cuộn cán nóng HRC. Thời điểm trước năm 2020 ở Việt Nam chỉ có duy nhất Fomosa sản xuất được HRC tiêu nhiên sản lượng thấp không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp thép trong nước (nhu cầu hàng năm khoảng 10- 12 triệu tấn HRC). Sau năm 2020, khi Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 1 đi vào hoạt động, với việc sản xuất được HRC công suất khoảng 6- 8 triệu tấn hàng năm ta có thể thấy doanh thu của HPG đã tăng bằng lần, đỉnh điểm là thời điểm 2021-2022 khi hoạt động hết công suất. Tuy nhiên “miếng bánh” HRC này vẫn còn quá lớn để khai thác và thị trường Việt Nam gần như mình HPG độc chiếm mảng này dẫn đến sự hình thành của Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2.
- Với FRT là thị trường bán lẻ thuốc. Trước đây khi nhắc đến mua thuốc chúng ta đều nghĩ đến ngay tới những của hàng thuốc do các dược sĩ mở, mảng bán lẻ thuốc thời điểm đó chỉ có Pharmacity nhưng vẫn còn rất non trẻ. Tuy nhiên thời điểm 2021, khi chuỗi của hàng thuốc Long Châu của FRT phát triển mạnh với độ phủ dày đặc của các cửa hàng mới thấy rõ được sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ huốc này. Tại thời điểm hiện tại gần như FRT chiếm chọn thị phần mảng này. Chúng ta cùng nhìn vào doanh thu của FRT tại thời điểm Long Châu đi vào hoạt động.
- Điểm chung của các doanh nghiệp này đều là phát triển đánh vào được những thị trường rất mới của nhu cầu trong nước. Với thị phần ổn định và doanh thu tăng gấp 2 gấp 3 lần thì thị giá của HPG và FRT thời điểm đó cũng đã tăng phi mã.
Nhìn vào DBC thì sao, cũng đánh vào một thị trường mới tại Việt Nam và nhu cầu tuyệt đối. “Miếng bánh” vẫn còn quá lớn để khai thác khi mới chỉ có 3 doanh nghiệp tham gia. Với 2 case study ở trên thì ước tính doanh thu của DBC khi Vaccine ASF bắt đầu thương mại hóa có thể tăng gấp 2 gấp 3 cũng không phải là con số phóng đại và đương nhiên thị giá của DBC cũng sẽ như vậy.
Nhật Trần Mr.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường