menu
Đâu là mặt hàng tăng giá mạnh nhất, giảm giá mạnh nhất toàn cầu 2024?
Tiến Linh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Đâu là mặt hàng tăng giá mạnh nhất, giảm giá mạnh nhất toàn cầu 2024?

Ca cao và cà phê là mặt hàng tăng giá mạnh nhất năm 2024 và đây cũng là năm thứ hai liên tiếp điều này xảy ra với nguyên nhân chủ yếu từ nguồn cung toàn cầu bị thiếu hụt. Ngược lại, than dùng cho ngành công nghiệp luyện thép giảm giá mạnh nhất do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại.

Trong năm 2025, căng thẳng thương mại toàn cầu có thể chi phối thị trường hàng hoá, bởi khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng đe doạ mạnh tay áp thuế, giới phân tích dự đoán. Trong khi đó, đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục được hỗ trợ.

Nhu cầu trú ẩn của các nhà đầu tư cũng có thể giúp thị trường kim loại quý tăng giá. Và giá dầu thô có thể giảm trong năm thứ 3 liên tiếp do nguồn cung dồi dào, theo các chuyên gia phân tích.

Ca cao, cà phê thắng lớn

Một tin xấu cho những người yêu thích sô cô la là giá ca cao gần như tăng gấp 3 lần trong năm ngoái, vượt xa mức tăng của các mặt hàng khác. Giá mặt hàng này đã đạt mức cao kỷ lục 12,931 USD/tấn tại New York vào đầu tháng 12/2024, với dự báo nguồn cung sẽ thấp hơn trong mùa thứ tư liên tiếp ở Tây Phi do thời tiết khô hạn.

“Hàng hoá mềm, dẫn đầu là ca cao và cà phê, là ngành hàng thắng lớn trong bối cảnh thời tiết bất lợi ở các vùng trồng trọt chính”, ông Ole Hansen - Giám đốc chiến lược hàng hóa tại Saxo Bank cho biết. Các nước sản xuất ca cao hàng đầu là Bờ Biển Ngà và Ghana bị mất mùa do thời tiết bất lợi, bệnh đậu, buôn lậu và xu hướng giảm diện tích đồn điền để khai thác vàng bất hợp pháp.

Tình trạng khô hạn cũng làm căng thẳng nguồn cung cà phê. Giá cà phê arabica trên sàn ICE tăng lên mức cao nhất trong hơn 40 năm qua do lo ngại rằng hạn hán nghiêm trọng vào đầu năm nay đã làm hỏng vụ mùa sắp tới ở Brazil, nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.

Giá dầu, quặng sắt bị ảnh hưởng từ sự trì trệ của Trung Quốc

Dầu thô và kim loại nặng phải đối mặt với nhiều trở ngại trong năm 2024 khi Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước mua hàng hóa hàng đầu, gặp khó khăn do khủng hoảng bất động sản. Các nhà phân tích cho biết dầu thô Brent và West Texas Intermediate có thể có năm giảm giá thứ ba liên tiếp tính đến hết năm 2025 do nguồn cung vượt xa đà phục hồi của nhu cầu, mặc dù chính sách của ông Trump đối với các nhà sản xuất dầu lớn, như Nga và Iran, có thể hạn chế nguồn cung.

Các nhà phân tích ước tính công suất dư thừa của OPEC đã đạt mức chưa từng có là 5 triệu thùng mỗi ngày, dù nhóm này đã kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng đến tháng 3 năm sau. Trong khi đó, giá quặng sắt tại Trung Quốc dù đã phục hồi một phần trong những tháng gần đây nhưng vẫn giảm khoảng 15% trong cả năm 2024.

Theo giới phânt ích, giá có thể giảm trở lại vào năm tới do nguồn cung quặng sắt tăng và nhu cầu thép của Trung Quốc giảm, bất chấp các biện pháp kích thích của Bắc Kinh.

“Chúng tôi dự đoán nguồn cung quặng sắt từ các công ty khai thác lớn sẽ cao hơn năm 2024, nhưng sản lượng thép tại Trung Quốc có khả năng giảm”, ông Pei Hao, nhà phân tích cấp cao tại công ty môi giới Freight Investor Services, cho biết. Ông Hao dự báo giá quặng sắt trung bình 100 USD/tấn vào năm 2025, giảm so với mức trung bình là 110 USD của năm 2024.

Trên thị trường kim loại quý, giá vàng và bạc tăng hơn 25% trong năm 2024 và có thể lên cao hơn nữa trong năm tới, tùy thuộc vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cắt giảm lãi suất và chính sách thuế quan và đối ngoại của Trump, theo giới chuyên gia.

“Vàng là mặt hàng đáng chú ý nhất đối với chúng tôi trong năm 2025”, ông Warren Patterson - Giám đốc nghiên cứu hàng hóa của ING cho biết. Ông nói thêm rằng việc các ngân hàng trung ương mua vàng mạnh sẽ hỗ trợ giá kim loại quý này. Trên thị trường kim loại, giá đồng và nhôm tăng trong năm 2024, do nguồn cung hạn hẹp, quá trình chuyển đổi năng lượng và khả năng các biện pháp kích thích của Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu.

Dầu cọ, cao su và ngũ cốc

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, giá dầu cọ tương lai của Malaysia tăng khoảng 20% trong năm 2024, dứt chuỗi hai năm giảm liên tiếp. Mặt hàng này tăng giá nhờ quy định sản xuất nhiên liệu sinh học của Indonesia và thời tiết bất lợi ở Indonesia và Malaysia.

Thời tiết bất lợi cũng thúc đẩy giá cao su tương lai ở Tokyo tăng 42%. Ngược lại, đậu nành, ngô và lúa mì có nguồn cung dồi dào, và tất cả đều giảm trong năm 2024. Tuy nhiên, giá lúa mì có thể được hỗ trợ một phần trong năm 2025 khi Nga, nước xuất khẩu lớn nhất, trải qua một năm ấm áp hơn, đe doạ kéo giảm sản lượng.

Nước xuất khẩu đậu nành hàng đầu Brazil đang chuẩn bị tung ra thị trường nguồn cung kỷ lục vào năm 2025, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng của Trung Quốc nếu chiến tranh thương mại Washington-Bắc Kinh nổ ra.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
4.04 +0.05 (+1.28%)
675.80 -2.70 (-0.40%)
PTKT
99.44 -1.17 (-1.16%)
160.68 +0.18 (+0.11%)
PTKT
23.36 +0.48 (+2.10%)
PTKT
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả