menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Khả Ngân

Đà phục hồi mong manh của Trung Quốc

Chỉ số PMI vừa được công bố phản ánh sự sụt giảm trong hoạt động sản xuất tại Trung Quốc trong tháng 7.

Hoạt động sản xuất và doanh số bất động sản tại Trung Quốc sụt giảm trong tháng 7, phản ánh sự thiếu bền vững của quá trình phục hồi nền kinh tế số hai thế giới, đòi hỏi chính phủ quốc gia này cần đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Theo đó, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất giảm từ 50,2 điểm trong tháng 6 xuống 49 điểm trong tháng 7, theo dữ liệu công bố bởi Cục Thống kê quốc gia (NBS) ngày 30/7. Chỉ số PMI Caixin/Markit, dựa trên kết quả khảo sát đối với nhiều doanh nghiệp tư nhân, có quy mô nhỏ, cũng phản ánh xu hướng suy giảm của hoạt động sản xuất. Chỉ số này đạt 50,4 điểm trong tháng 7, giảm 1,3 điểm so với tháng 6.

Đà phục hồi mong manh của Trung Quốc
Hoạt động sản xuất và dịch vụ tại Trung Quốc đều chậm lại trong tháng 7. Ảnh: Bloomberg.

Quá trình phục hồi của nền kinh tế số hai thế giới đối diện với không ít rủi ro khi chính phủ quốc gia này tiếp tục theo đuổi chiến lược zero Covid. Gần đây, một số ổ dịch xuất hiện tại thành phố Thâm Quyến khiến cho hoạt động sản xuất tại đây bị đình trệ, làm gia tăng quan ngại đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Các chính sách phòng dịch đang làm tổn hại tới đà hồi phục của nền kinh tế, do đó, chính quyền nên ban hành nhiều hơn các giải pháp hỗ trợ nhằm ổn định nhu cầu trong nước trong một vài tháng tới”, theo Liu Peiqian, Kinh tế trưởng Trung Quốc tại NatWest Group Plc.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý II của Trung Quốc tăng chậm nhất kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Vũ Hán. Các chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng trong năm nay của nền kinh tế số hai thế giới chỉ đạt khoảng 4% hoặc có thể thấp hơn. Với việc thị trường bất động sản tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng, các chuyên gia nhận định nhu cầu các giải pháp hỗ trợ từ phía các cơ quan chức năng đang rất cấp thiết.

Lãnh đạo Trung Quốc trong tuần trước cho biết không quá đặt nặng nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay đồng thời không đưa ra bất cứ một gói giải pháp hỗ trợ mới nào nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục của nền kinh tế.

Trung Quốc trước đó cũng đã đẩy mạnh giải ngân cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022. Theo cơ quan quản lý, việc đẩy mạnh xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng nhằm mục tiêu ổn định nền kinh tế. Quý III chính là ngưỡng cửa quan trọng nhằm đạt được sự ổn định và mục tiêu tăng trưởng của cả năm.

Chỉ số PMI mới được công bố cho thấy đà suy giảm được ghi nhận trong tất cả các nhóm doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Chỉ số PMI phi sản xuất, đo lường hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng và dịch vụ, tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn so với trước đó.

Đà phục hồi mong manh của Trung Quốc
Công nhân làm việc trong một nhà máy thuộc thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Ảnh: Reuters.

Cục Thống kê quốc gia chỉ ra một số lý do đứng sau hiện tượng này, trong đó có yếu tố mùa vụ và sự sụt giảm số lượng các lĩnh vực sản xuất thâm dụng năng lượng. Số lượng đơn hàng sản xuất mới cùng như đơn hàng xuất khẩu trong cả hai lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đều đi xuống trong tháng vừa qua. “Nhu cầu thị trường suy yếu chính là khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt”, cơ quan này đánh giá.

Chia sẻ về chỉ số PMI Caixin, Wang Zhe, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại Caixin Insight Group, nhận định kinh tế Trung Quốc “đang phục hồi tương đố chậm” vì tình trạng thiếu điện và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bên cạnh đó là một số yếu tố khác, đang ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu thị trường và niềm tin sản xuất, tiêu dùng trong tháng 7 vừa qua.

Thị trường bất động sản được dự báo tiếp tục ảnh hưởng xấu tới triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay. Doanh số của 100 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất quốc gia này sụt giảm 39,7% so với cùng kỳ năm 2021, theo dữ liệu của China Real Estate Information Corp. Điểm tích cực duy nhất là mức giảm trong tháng 7 thấp hơn so với tháng trước đó, khi doanh số nhà ở giảm 43%.

“Chắc chắn Trung Quốc sẽ không thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trong năm nay”, Liu (NatWest) nhận định. “Do đó, chính phủ Trung Quốc nên chuyển hướng sang mục tiêu duy trì tăng trưởng ổn định trong nửa cuối năm”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả