Cuộc chiến thịt heo: Masan MEATLife và Dabaco bị ảnh hưởng nặng
Tính đến thời điểm 30/10/2022, hầu hết các doanh nghiệp (DN) kinh doanh mảng heo và thịt heo niêm yết đã công bố BCTC quý 3/2022.
Điểm chung của nhóm ngành này là lợi nhuận bị "ăn mòn" do tình hình giá đầu vào, cụ thể là giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Giá heo biến động trong xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh cũng tác động phần lớn đến chỉ số kinh doanh của nhóm chăn nuôi, gồm cả “ông lớn”.
Masan MEATLife (MML) ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2022 đạt 1.291 tỷ đồng, chỉ bằng 26% doanh thu thuần cùng kỳ năm trước do đã bán đi mảng thức ăn chăn nuôi.
Trên thị trường thịt thương hiệu, doanh thu công ty của Masan Group vẫn vượt trội so với 2 thương hiệu mới nổi khác là "Heo ăn chuối" của Hoàng Anh Gia Lai và "Heo ăn chay" của BAF.
Mặc dù sở hữu lợi thế về chuỗi sản xuất từ trang trại đến hệ thống phân phối nhưng biên lợi nhuận gộp của Masan Meatlife chỉ có 7,3% - thấp hơn rất nhiều so với BAF và HAGL.
Trừ đi các chi phí, MML lỗ trước thuế 98 tỷ đồng và lỗ sau thuế 97 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi sau thuế hơn 90 tỷ đồng. Đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của Công ty trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao và giá thịt heo bán ra giảm xuống.
Luỹ kế 9 tháng, MML lỗ sau thuế 63 tỷ đồng, trong đó, lỗ của cổ đông công ty mẹ là 2,7 tỷ đồng còn 60,7 tỷ đồng là lỗ của cổ đông không kiểm soát.
Tương tự, “ông lớn” Dabaco (DBC) cũng trải qua thêm một quý khó với mảng chăn nuôi, dù rằng doanh thu lợi nhuận Công ty vẫn tăng trưởng nhờ mảng bất động sản.
Theo DBC, quý 3 ngành chăn nuôi heo tiếp tục chịu ảnh hưởng không nhỏ khi chi phí đầu vào tăng mạnh (bao gồm giá nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, logistics...). Do đó, ngành chăn nuôi vẫn còn rất khó khăn, chưa kể dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến việc tái đàn của người dân và doanh nghiệp.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận