Crowding out hay Crowding in?
Khi đưa ra khái niệm crowding-out (lấn át) của chi tiêu công đối với chi tiêu của khu vực tư, các nhà kinh tế truyền thống chỉ dừng ở việc lập luận cho rằng chi tiêu công cuối cùng sẽ dẫn đến lãi suất cao hơn (do lấy bớt đi nguồn vốn đáng ra có thể dành cho khu vực tư nhân), hoặc thu thuế cao hơn (để bù đắp thâm hụt ngân sách), do vậy làm giảm đầu tư và tiêu dùng của khu vực tư.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, hiệu ứng lấn át từ đầu tư công (thông qua đào bới vỉa hè và trải thảm đường) còn đến từ một khía cạnh khác, đó là cản trở hành vi tiêu dùng của khách hàng trong mùa mua sắm (xem bài báo trong comment).
Tuy nhiên, đầu tư công ở Việt Nam dịp cuối năm lại có một hiệu ứng crowding-in (kích thích) khác đối với chi tiêu của khu vực tư mà chưa nhà kinh tế nào nhắc tới. Nếu đi dọc các con phố ở Hà Nội, không khó để bạn nhận ra rằng nền của nhiều ngôi nhà có thể cao hơn mặt đường tới cả nửa mét, rất bất tiện cho việc ra vào. Tuy nhiên, khi hàng năm mặt đường được trải thêm các lớp nhựa asphalt mới, nền nhà càng tụt thấp. Sau 5-7 năm thì chủ nhà sẽ phải chi tiêu để đôn cao nền nếu không muốn nước tràn vào nhà trong mùa mưa bão. Đây rõ ràng là một bằng chứng về hiệu ứng kích thích (crowding-in) của chi tiêu công đối với khu vực tư, mặc dù là kích thích trong đau đớn.
Ở góc độ thiết kế chính sách, những khoản chi tiêu này có lẽ là sai cả về mục đích lẫn thời điểm. Miếng bánh ngân sách thường được chia đều cho các lĩnh vực/địa phương, hơn là dành cho nơi cần nó nhất. Ngoài ra, bệnh thành tích và tham nhũng cũng là những yếu tố có thể làm đầu tư công đi lệch so với mục tiêu tốt đẹp ban đầu của nó.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận