Cổ phiếu hấp dẫn ngày 9/11
Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu cần lưu ý cho phiên giao dịch 9/11/2023.
Khuyến nghị mua cho cổ phiếu FMC
Công ty chứng khoán Phú Hưng - PHS
Năm 2022, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) đã mở rộng thêm hai nhà máy chế biến giúp công suất chế biến của FMC tăng 80% lên 45.000 tấn/năm. Vào thời điểm hoạt động tối đa công suất vào năm 2027F, PHS kì vọng sản lượng tôm tiêu thụ sẽ tăng khoảng 40% so với năm 2022.
Vào tháng 7/2022, FMC đã mở rộng thêm 200ha diện tích nuôi mới, góp phần nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 520ha. Việc mở rộng vùng nuôi sẽ giúp công ty duy trì tỷ lệ tự chủ nguyên liệu lên mức 30% (so với 20% - 25% trước đây). FMC cũng tập trung phát huy thế mạnh các sản phẩm tôm chế biến có biên lợi nhuận gần gấp đôi so với các sản phẩm tôm tươi và đẩy mạnh vào thị trường Nhật Bản, qua đó góp phần ổn định biên lợi nhuận gộp.
Mức thuế ưu đãi từ EVFTA và CPTPP sẽ mang đến nhiều lợi thế cho FMC nhằm mở rộng xuất khẩu sang EU và Nhật Bản. Theo đó, thị trường Nhật Bản và EU là hai thị trường xuất khẩu chính của FMC với tỷ trọng luôn chiếm khoảng 50% - 60% trong cơ cấu doanh thu xuất khẩu.
PHS dự phóng doanh thu và LNST của FMC năm 2023F đạt lần lượt 5.235 tỷ đồng (-8,2% YoY) và 272 tỷ đồng (-15.1% YoY), giảm lần lượt 1,3% và 13,4% so với dự báo trước đó của PHS do giá tôm vẫn duy trì ở mức thấp. PHS cũng dự báo FMC sẽ ghi nhận sự tăng trưởng trở lại vào năm 2024F với doanh thu thuần và LNST đạt lần lượt 5.661 tỷ đồng (+8,1% YoY) và 318 tỷ đồng (+16,5% YoY). Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, PHS ước tính mức giá hợp lý dành cho cổ phiếu FMC là 59.400 đồng/cp. Do đó đưa ra khuyến nghị Mua cho FMC với mức tăng giá tiềm năng là 36%. Rủi ro: (1) Rủi ro cạnh tranh; (2) Rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào; (3) Rủi ro tỷ giá hối đoái; (4) Rủi ro tập trung doanh thu; (5) Rủi ro dịch bệnh; (6) Rủi ro lạm phát.
MBS khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu POW
Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu POW, giá mục tiêu 13.700 đồng/CP, tiềm năng tăng giá 22,9%.
Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để tích lũy một doanh nghiệp điện khí hàng đầu, hưởng lợi từ quan điểm phát triển nguồn điện dài hạn của Chính phủ và sở hữu nhiều tiềm năng tăng giá trong dài hạn.
Rủi ro giảm giá bao gồm: 1) Tình trạng thiếu than, khí trầm trọng hơn dự kiến; 2) Tình hình tài chính của EVN chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến hiệu quả dòng tiền của doanh nghiệp.
Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu TPB
CTCK Vietcap (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm 8,8% giá mục tiêu xuống còn 19.600 đồng/cổ phiếu, nhưng vẫn duy trì khuyến nghị khả quan cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB – sàn HOSE) do giá cổ phiếu của ngân hàng giảm 12,8% trong 3 tháng qua.
Chúng tôi điều chỉnh giảm 12,3% dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2023-2027 (tương ứng -17,2%/-13,5%/-7,6%/-14,3%/-10,5% cho các năm 2023/24/25/26/27), ảnh hưởng nhiều hơn so với tác động tích cực của cập nhật mô hình định giá của chúng tôi sang cuối năm 2024.
Chúng tôi điều chỉnh giảm tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2023-2027 chủ yếu do (1) chúng tôi điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) tín dụng giai đoạn 2023-2027 từ 14,6% xuống 14,1% và (2) điều chỉnh giảm 39,3% dự báo tổng thu nhập khác do giả định về khả năng thu hồi nợ xấu thấp hơn trong giai đoạn 2023-2024. Những yếu tố này tác động lớn hơn tổng mức giảm 6,6% trong chi phí dự phòng dự báo.
Chúng tôi dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2023 là 5,3 nghìn tỷ đồng (giảm 14,6% so với năm trước) thấp hơn so với dự báo trước đó của chúng tôi do (1) thu nhập từ lãi (NII) giảm 0,4% sau mức giảm 3,2 điểm % trong dự báo tăng trưởng tín dụng và (2) chi phí dự phòng tăng 72,3% do chất lượng tài sản giảm mạnh hơn dự kiến.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận