Cổ phiếu đáng chú ý ngày 10/1: DPM, REE, DHG và cổ phiếu các công ty bảo hiểm
Trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/1 của các công ty chứng khoán
CTCK Tiên Phong (TPS)
Tại ĐHCĐ bất thường của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM – sàn HOSE) được tổ chức vào 27/12/2022, doanh nghiệp công bố số liệu sơ bộ năm tài chính 2022 với kết quả ấn tượng với doanh thu thuần khoảng 19,4 nghìn tỷ đồng (tăng 52% so với năm trước), lợi nhuận trước thuế cũng tăng đồng pha lên mức 6,4 nghìn tỷ đồng (tăng 69%). Như vậy, công ty đã vượt chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận lần lượt 10% và 7% so với kế hoạch đầu năm.
Bên cạnh kết quả tích cực cho cả năm, chúng tôi nhận thấy đà tăng trưởng lợi nhuận của DPM đã có dấu hiệu giảm tốc. Tại quý IV/2022, lợi nhuận trước thuế ước chỉ đạt khoảng 1,030 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 49% cùng kỳ và 15% so với quý liền kề.
Biên lợi nhuận trước thuế cũng thu hẹp về 22% so với mức 31% của Q3/22 và mức 40% của quý IV/2021. Kết quả có xu hướng giảm sút phần lớn do việc giá phân urea điều chỉnh trên diện rộng.
Theo Worldbank, giá urea trung bình trên thế giới tại tháng 12 chỉ đạt khoảng 519USD/tấn, giảm 23.4% so với đầu tháng 9. Ở thị trường trong nước, giá Urê Phú Mỹ hiện dao động 680.000 – 720.000 đồng/bao so với khoảng giá 735.000 – 770.000 đồng vào đầu tháng 9.
DPM đã giảm mạnh tỷ lệ D/E từ mức…xuống còn 0,06 vào quý III/2022. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn sở hữu lượng lớn tiền mặt, ước tính giá trị tiền ròng sau khi khấu trừ các khoản nợ vay hiện đạt khoảng 7,500 tỷ đồng, tương đương 58% vốn chủ sở hữu.
DPM hiện đang giao dịch ở mức TTM PE thấp nhất trong giai đoạn 2012-2022, hiện chỉ đạt 2.9 lần, chiết khấu so với trung vị 5 năm là 11.2.
Thông qua quyết định điều chỉnh mức cổ tức từ 5.000 lên mức 7.000 đồng/CP, tương đương với mức lợi suất 15.7% so với giá đóng cửa ngày 05/01/2022.
Lãi suất cao tác động tích cực đến lợi nhuận các công ty bảo hiểm
CTCK SSI (SSI)
Tăng trưởng doanh thu phí ở mức ổn định, tuy nhiên lợi nhuận thuần hoạt động bảo hiểm phi nhân thọ không khả quan.
Chúng tôi dự báo tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ sẽ thấp hơn kết quả năm 2022, ở mức 10-12%. Tỷ lệ bồi thường và tỷ lệ kết hợp dự báo sẽ chịu áp lực do lạm phát cao, giá hàng hóa, vật dụng và chi phí y tế tăng lên, cũng như chi phí gia tăng do sự phức tạp của những dịch bệnh mới ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Trong khi đó, mức phí bảo hiểm nhiều khả năng sẽ tiếp tục ổn định dưới áp lực cạnh tranh.
Đối với bảo hiểm nhân thọ, chúng tôi dự báo tổng doanh thu phí bảo hiểm sẽ tăng 16-18% so với cùng kỳ, cao hơn kết quả năm 2022 nhưng thấp hơn 26% so với mức trung bình lịch sử giai đoạn 2012~2021.
Tuy nhiên, môi trường lãi suất cao có thể cứu cánh cho tăng trưởng lợi nhuận của các công ty bảo hiểm
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ dự kiến sẽ biến động khá mạnh giữa các quý. Tuy nhiên, với mức nền so sánh thấp trong quý 2 và quý 3/2022, chúng tôi cho rằng có thể tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ sẽ ở mức cao hơn trong quý 2 và quý 3 năm 2023.
VIB - Bước vào nhịp sóng tăng mạnh
CTCP Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)
Điểm nhấn kỹ thuật
- Kháng cự ngắn hạn: 21,8
- Hỗ trợ ngắn hạn: 18,9
- Xu hướng ngắn hạn: Tăng
- Kháng cự trung hạn: 22,25
- Hỗ trợ trung hạn: 16,2
- Xu hướng trung hạn: Giảm
Phân tích:
Stock Rating của VIB ở mức 70 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này là trung tính. Đồ thị giá của VIB đóng cửa phiên 6/1 tăng 2,5% với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên.
Đồng thời, đồ thị giá vượt lên trên đường trung bình 20 phiên và có dấu hiệu bước vào giai đoạn sóng tăng 3, đây thường là giai đoạn sóng tăng mạnh nhất với khối lượng giao dịch cao với mục tiêu của nhịp sóng này là 24,26. Ngoài ra, theo đồ thị tuần, đồ thị giá của VIB xuất hiện mô hình Bullish Bat cho thấy đồ thị giá có kịch bản tích cực trong trung hạn.
Xu hướng ngắn hạn của VIB cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu VIB ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi mức Stock Rating của VIB trên mức 80 điểm.
Đồ thị kỹ thuật cổ phiếu VIB. (Nguồn: TradingView).
CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)
Phân tích:
Theo báo cáo cập nhật mới đây của Chứng khoán Rồng Việt, Etown6 sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong trung hạn, thu nhập từ cho thuê văn phòng sẽ tăng dần do tính chất ổn định. Theo ước tính của nhóm phân tích, ngay cả khi dự án khởi công từ tháng 11/2023, công ty sẽ tạo ra lợi nhuận từ năm 2024, đóng góp hơn 20% vào lợi nhuận sau thuế của mảng này.
Bên cạnh đó, dự án này được dự báo sẽ lấp đầy vào năm 2025. Biên lợi nhuận ròng cao và dòng tiền từ mảng này sẽ là nguồn lực để REE mở rộng danh mục đầu tư mảng điện.
Nhìn chung, năm 2023 là bước chuyển để công ty chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo thông qua Etown6 từ mảng văn phòng cho thuê; bên cạnh đó các dự án điện mới dự kiến sẽ bổ sung vào danh mục đầu tư của REE.
CTCP Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MAS)
Phân tích:
Dựa trên số liệu của Bộ Y Tế, IQVIA và IMS, Mirae Asset Việt Nam ước tính thị trường Dược phẩm Việt Nam năm 2022 đạt doanh thu 6,25 tỷ USD, giảm 1% so với cùng kỳ). Trong đó, kênh nhà thuốc (OTC) và bệnh viện lần lượt đạt mức 1,8 tỷ USD (tăng 5,7%) và 4,4 tỷ USD (giảm 3,3%).
Ngược lại với các công ty phụ thuộc lớn vào kênh ETC bị ảnh hưởng bởi chính sách đấu thầu thuốc và áp lực chi phí nguyên liệu khiến biên lợi nhuận suy giảm, Dược Hậu Giang (DHG) vẫn tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận năm thứ ba liên tiếp nhờ sự dẫn dắt từ mảng OTC. Khi COVID-19 diễn ra, DHG đã được hưởng lợi khi các dòng hạ sốt giảm đau như Hapacol, kháng sinh như Haginat & Klamentin được sử dụng rộng rãi.
Kết hợp với lợi thế chuỗi phân phối rộng khắp (27.000 nhà thuốc toàn quốc/50% tổng số nhà thuốc), ước tính doanh thu mảng thuốc của DHG năm 2022 đạt 4.477 tỷ đồng (tăng 11,8% so với cùng kỳ). Trong đó, doanh thu dòng sản phẩm hạ sốt giảm đau ước đạt 1.074 tỷ đồng (tăng 16,7%), chiếm 24% tổng doanh thu 2022.
Trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của DHG lần lượt đạt 3.722 tỷ đồng (tăng 13,8% so với cùng kỳ) và 752 tỷ đồng (tăng 24%). Việc kết thúc giãn cách xã hội, và những thay đổi tích cực trong chính sách bán hàng và quản trị đã giúp DHG tăng trưởng vượt 10% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2022 chỉ trong 9 tháng đầu năm 2022, dẫn dắt bởi hầu hết các dòng thuốc thị trường OTC và các hợp đồng OEM cho đối tác Nhật Bản.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận