24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Kim Oanh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cổ phiếu bất động sản nỗ lực tìm lại mình

Cổ phiếu BĐS vẫn đang trên đường tìm lại ánh hào quang

Trong 1-2 tuần gần đây, tín hiệu tích cực bắt đầu xuất hiện ở một số cổ phiếu bất động sản đầu ngành cho thấy “cổ đất” dường như đang cố gắng “tìm lại mình”.

Thị giá giảm sâu, nhà đầu tư mắc kẹt

Nhịp điều chỉnh từ giữa tháng 1/2022 khiến hầu hết cổ phiếu bất động sản giảm sâu. Cụ thể, lấy mốc giao dịch là ngày 11/1 so với ngày 25/2, cổ phiếu FLC rơi mạnh từ 19.900 đồng/cổ phiếu xuống 12.500 đồng; NBB từ 59.700 đồng/cổ phiếu về 33.900 đồng/cổ phiếu; AGG từ 59.700 đồng/cổ phiếu về 45.700 đồng/cổ phiếu; CRE từ 41.000 đồng/cổ phiếu về 37.350 đồng/cổ phiếu; L14 giảm từ 414.700 đồng/cổ phiếu về 375.000 đồng/cổ phiếu; DIG từ 119.80 đồng/cổ phiếu về 88.100 đồng/cổ phiếu; CEO từ 91.600 đồng/cổ phiếu về 66.300 đồng/cổ phiếu; DRH từ 37.000 đồng/cổ phiếu về 24.350 đồng/cổ phiếu…

Tất nhiên, cũng có những cổ phiếu ngược dòng txu hướng giảm của nhóm ngành, nhưng không nhiều, đơn cử HDG đã tăng từ 63.800 đồng/cổ phiếu lên 70.500 đồng/cổ phiếu; KOS từ 31.850 đồng/cổ phiếu tăng lên 34.100 đồng/cổ phiếu; VPI từ 58.100 đồng/cổ phiếu tăng lên 64.700 đồng/cổ phiếu…

Trao đổi với phóng viên, chị Nguyễn Thị Thanh, một nhà đầu tư đang sở hữu một lượng lớn cổ phiếu FLC cho biết, dù đến nay không còn hoang mang như giai đoạn cổ phiếu này “có chuyện”, nhưng thiệt hại thì vẫn hiện hữu khi giá cổ phiếu chưa tăng trở lại như kỳ vọng. Theo chị Thanh, cần nhiều thời gian để cổ phiếu này trở lại điểm hòa vốn 17.000 đồng/cổ phiếu (giá thời điểm chị mua vào) và điều này đồng nghĩa với việc vài tỷ đồng vốn tiếp tục bị “chôn chân”, trong khi thị trường luôn có các cơ hội đầu tư tốt khác.

“Đám đông thường hay phản ứng quá đà khi một sự kiện tác động tiêu cực tới thị trường chứng khoán diễn ra, nhưng rồi những tiêu cực đó cũng sẽ đi qua. Do đó, chỉ cần một thời gian nữa, những ‘lình xình’ về cổ phiếu địa ốc hồi tháng 1/2022 sẽ đi vào dĩ vãng và dòng tiền lớn sẽ sớm trở lại với nhóm cổ phiếu này. Khi đó, cơ hội sẽ lại mở ra cho nhà đầu tư, bởi bất động sản luôn nằm trong nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường”, anh Trần Văn Tuấn, một nhà đầu tư khác bày tỏ.

Tuy nhiên, khi đánh giá về triển vọng cổ phiếu địa ốc trong ngắn hạn, anh Tuấn cho rằng, sẽ cần một thời gian dài để các “cổ đất” thuộc diện “tăng nhanh, giảm mạnh” trở lại mức giá hồi tháng 1/2022, bởi định giá ở thời điểm đó đã quá cao, thậm chí, nhiều cổ phiếu sau điều chỉnh hiện cũng vẫn còn ở mức cao.

Cổ phiếu bất động sản nỗ lực tìm lại mình

Cơ hội trong dài hạn

Từ một góc nhìn khác, trao đổi với phóng viên, nhà đầu tư Lê Kế Thọ cho rằng, mức giá hiện tại của nhóm cổ phiếu bất động sản nhìn chung là hợp lý, vì còn liên quan cả đến kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng giá các sản phẩm theo quy hoạch, theo các dự án hạ tầng giao thông lớn dự kiến triển khai trong năm nay. Hơn nữa, nhịp điều chỉnh vừa qua là tương đối mạnh, có mã đã giảm đến 50% giá trị.

Sóng bất động sản mang tính chu kỳ ngành và thường kéo dài trong 1-2 năm. Đây cũng là con sóng dài nhất, đi cùng chu kỳ bơm tiền của các chính sách hỗ trợ kinh tế. Hiện tại, sóng “cổ đất” mới khởi động được khoảng 6 tháng nên sẽ còn duy trì hàng năm nữa và những nhịp điều chỉnh như thời gian qua sẽ giúp củng cố đà tăng. Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, kích thích kinh tế, lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục được hưởng lợi và “cổ đất” vẫn còn nhiều dư địa tăng giá. Nhà đầu tư Lê Kế Thọ

Theo ông Thọ, việc cho rằng giá cổ đất hiện đang ở mức cao có thể xuất phát từ việc xác định giá trị thu nhập trên mỗi cổ phiếu (P/E). Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ nên dùng để phân tích, so sánh giữa các cổ phiếu doanh nghiệp sản xuất, còn với “cổ đất” thì cần đánh giá các yếu tố quan trọng hơn như pháp lý dự án, quỹ đất... Trong đó, chỉ riêng quỹ đất cũng có nhiều điểm nhà đầu tư cần phải quan tâm như đất đã sạch, đã xong pháp lý, đã được bàn giao, hay mới chỉ là đất đang trong quá trình hoàn thiện thủ tục…

Ông Thọ cũng cho rằng, “cổ đất” còn dư địa tăng trưởng trong năm 2022, riêng các cổ phiếu đã có điều chỉnh mạnh như CEO, DIG…, trong ngắn hạn (tính đến quý II/2022) khó có thể trở lại mức đỉnh hồi đầu năm, nhưng về dài hạn thì có thể bởi sóng bất động sản còn kéo dài.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Việt Quang, Giám đốc Trung tâm kinh doanh 3, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam đánh giá, khả năng các cổ phiếu trên về lại mức giá đỉnh là rất khó, cho dù các doanh nghiệp đều đưa ra kế hoạch tham vọng trong năm 2022. Ví dụ, năm 2022, DIG lên kế hoạch lãi trước thuế 1.910 tỷ đồng, tăng 59% so với thực hiện năm 2021; DRH đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 212 tỷ đồng, gấp 13,5 lần kết quả năm 2021…

“Đặt mục tiêu là một chuyện, thực hiện mục tiêu đó như thế nào lại là chuyện khác. Với bối cảnh hiện tại, để hoàn thành một kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao là không dễ dàng”, ông Quang nói, đồng thời chia sẻ thêm, năm qua đã có nhiều “cổ đất” tầm trung tăng giá mạnh, nên năm nay sẽ là năm của những doanh nghiệp cơ bản, có nền tảng tốt và chưa tăng giá nhiều.

“Nhà đầu tư cần chú ý các tới cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong tương lai. Với những mã còn đang “kẹt hàng”, cần tận dụng những nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng”, ông Quang khuyến nghị.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả