menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Nguyên Vũ

Có những ngân hàng đã chạm đích xử lý nợ xấu hậu M&A

Với nỗ lực xử lý, thu hồi nợ xấu trong thời kỳ hậu mua bán-sáp nhập (M&A), một số ngân hàng đã gần chạm đích và từng bước đẩy mạnh hoạt động, với lợi nhuận tăng trưởng ổn định.

Tính đến hết quý III/2022, Sacombank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định với tổng tài sản đạt gần 564.200 tỷ đồng, tăng 8,3%; tổng huy động đạt 502.535 tỷ đồng, tăng 8,2%; dư nợ tín dụng đạt hơn 421.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với đầu năm; tỷ lệ nợ xấu 0,86%. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.440 tỷ đồng, hoàn thành 84,1% kế hoạch, trong đó tỷ trọng thu ngoài lãi chiếm 39,4%. Để đạt được kết quả tăng trưởng trong những năm qua, Sacombank đã rất nỗ lực xử lý tồn đọng trong thời kỳ hậu sáp nhập.

Trước đó, Sacombank thực hiện sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam vào năm 2015, trở thành ngân hàng lớn thứ 5 trong hệ thống, nhưng chất lượng tài sản lúc đó xuống dốc mạnh. Tổng dư nợ xấu và tài sản tồn đọng năm 2016 lên gần 97.000 tỷ đồng.

Trong 5 năm qua, lãnh đạo Sacombank xử lý nợ xấu khá quyết liệt và năm 2021 đánh dấu cột mốc quan trọng, ghi nhận kết quả khả quan triển khai Đề án Tái cơ cấu sau sáp nhập. Lũy kế 5 năm qua (2017 - 2021), Sacombank đã thu hồi và xử lý được gần 72.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, trong đó hơn 58.300 tỷ đồng là các khoản thuộc Đề án, đạt gần 68% kế hoạch tổng thể. Nhờ đó, quy mô lãi khoanh giảm 73,7%, tỷ trọng tài sản tồn đọng giảm từ 29,3% xuống còn 8%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 6,81% xuống 1,47 % so với thời điểm cuối năm 2016.

Nhà băng này cũng đã trích 8.260 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro và xử lý tài sản tồn đọng thuộc Đề án đến cuối năm 2021, từ đó mức lũy kế tăng lên 20.287 tỷ đồng, đạt 87,5% kế hoạch tổng thể của Đề án.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó chủ tịch thường trực HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Sacombank cho biết, Đề án cho phép Sacombank tái cấu trúc trong 10 năm, nhưng chỉ sau hơn 5 năm, khoảng cách đến vạch đích đã không còn xa. “Từ năm 1997 đến nay, chúng tôi đã thu hồi và xử lý được gần 76.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm còn 0,86% vào cuối tháng 9/2022. Đó là nỗ lực rất lớn của ban điều hành cũng như sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ. Với tốc độ này, dự kiến năm 2023, chúng tôi sẽ hoàn thành tái cấu trúc”, bà Diễm nói.

Trong khi đó, HDBank cũng công bố kết quả kinh doanh khả quan. Trong 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của HDBank đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 31,7% so cùng kỳ, hoàn thành 82% kế hoạch năm. Tại thời điểm 30/9, tổng nguồn vốn đạt trên 353.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi từ khách hàng tăng 13,4% so cuối năm 2021 và gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng tiền gửi toàn ngành. Dư nợ tín dụng đạt xấp xỉ 252.000 tỷ đồng, tăng 18,1%. Nợ xấu riêng lẻ chỉ ở mức 1,1%.

Theo Tin nhanh chứng khoán

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
2 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại