CNG lên kế hoạch đi lùi
Công ty Cổ phần CNG Việt Nam (CNG) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2023 với lợi nhuận ròng giảm 36% so với cùng kỳ năm 2022 do thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn.
Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của CNG.
Vậy đâu là thách thức chính của CNG?
Thách thức tiêu thụ khí
CNG hiện là đơn vị hàng đầu về cung cấp khí thiên nhiên nén. Báo cáo tài chính cho thấy, luỹ kế năm 2022, sản lượng khí CNG đạt 314.79 triệu m3, đạt 110% kế hoạch cả năm. Thị phần CNG chiếm 74% cả nước.
Theo đó, CNG đạt 4.185.6 tỷ đồng, doanh thu thuần (tăng 37%) và 126.8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 54% so với năm 2021). Năm 2022, CNG đã hoàn thành vượt 29% mục tiêu doanh thu và 44% mục tiêu lợi nhuận cả năm. Tuy nhiên, bước vào những tháng đầu năm năm 2023 tình hình kinh doanh của CNG đi ngược.
Kết thúc quý 1, CNG ghi nhận doanh thu thuần hơn 739 tỷ đồng, giảm 26% so với quý 1 năm trước. Do đó, lãi gộp giảm 33%, còn gần 46 tỷ đồng và biên lãi gộp thu hẹp từ 6.8% xuống còn 6.2%. Doanh thu giảm nhưng chi phí vận hành và chi phí lãi vay đều tăng mạnh khiến lãi ròng của CNG giảm 36% trong quý đầu năm, còn gần 23 tỷ đồng.
Năm 2023, CNG lên kế hoạch kinh doanh ở mức tổng doanh thu dự kiến ở mức hơn 3.458 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 85 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và 33% so với thực hiện năm 2022.
Cùng với kết qủa kinh doanh đi lùi, tính đến cuối quý 1/2023, tổng tài sản của CNG giảm gần 129 tỷ đồng, tương đương giảm 10% so với đầu năm, còn gần 1.145 tỷ đồng.
Theo các chuyên gia, chi phí khai thác và thu gom khí ngày càng cao ảnh hưởng lớn đến biên lợi nhuận của CNG. Một trong những thách thức lớn nhất của CNG, đó là hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ chủ yếu chịu rủi ro khi có sự thay đổi về tỷ giá hối đoái, lãi suất. Cho đến thời điểm này CNG chưa thực hiện các biện pháp dự phòng rủi ro do thiếu thị trường mua các công cụ tài chính.
Thách thức cạnh tranh
Là một trong những ngành nghề mang tính đặc thù tại Việt Nam CNG hiện là doanh nghiệp lớn nhất trong ngành.
CNG được cho sẽ hưởng lợi chính sách
Báo cáo nhận định về CNG, Công ty Chứng khoán SBS dự báo giá dầu WTI được dự báo sẽ được duy trì ở mức trong khoảng 70-90 USD/thùng trong năm 2023. Chính vì vậy, dù đặt kế hoạch “giật lùi” trong 2023, CNG tiếp tục đặt mục tiêu với sản lượng tăng trưởng bình quân 12% - 13%/năm trong giai đoạn từ nay tới năm 2025. Theo đó, CNG sẽ phối hợp với PV GAS, Công ty PV GAS LNG trong công tác chạy thử và vận hành thương mại kho LNG giai đoạn 2 với công suất 3 triệu tấn LNG/năm, dự kiến hoàn thành cuối năm 2023.
Nhưng không phải không có hi vọng cho CNG, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam cho rằng nguồn cung khí nội địa đang suy giảm (còn 7 tỷ m3 vào năm 2025), nhu cầu ngày càng tăng cao lên đến hơn 20 tỷ m3 vào năm 2030. Dự kiến, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ khí trong nước, cơ sở hạ tầng tồn trữ của các kho chứa khí (LPG) phải đạt quy mô khoảng 3,5 - 4 triệu tấn/năm vào năm 2025 và khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm vào năm 2035… Do vậy, đây cũng là cơ hội của CNG.
Bên cạnh đó, ngày 28/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2233/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Mục tiêu của Đề án là “Xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế, an ninh năng lượng. Đặc biệt, đối với thị trường khí, mục tiêu là từng bước xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để triển khai mô hình kinh doanh cạnh tranh đối với hoạt động kinh doanh khí, LPG và LNG.
Do vậy, CNG sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi đầu tiên từ chính sách của Chính phủ…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận