Chuyên gia Lê Vương Hùng (VDS): “Mua cổ phiếu của doanh nghiệp có giá trị là mua sự yên tâm”
Ông Lê Vương Hùng – Giám đốc Bộ phận Môi giới Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDS) đánh giá cổ phiếu của những doanh nghiệp có giá trị sẽ tăng không thua kém gì các cổ phiếu đầu cơ. Khi nhà đầu tư mua cổ phiếu của những doanh nghiệp này cũng đồng nghĩa với việc mua sự yên tâm.
Theo ông, sang năm 2022, kênh chứng khoán liệu có còn duy trì vị thế là kênh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi vào hoạt động được 21 năm nhưng chỉ trong 2 năm, số tài khoản đã tăng gấp đôi. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của người dân đối với thị trường chứng khoán đang ở mức độ rất cao, kéo theo đó, thanh khoản của thị trường cũng có sự tăng trưởng một cách mạnh mẽ, năm 2021 tầm 26,000 tỷ đồng, năm 2020 tầm 7,400 tỷ đồng, tương ứng gấp khoảng 3.5 lần. Với đà hấp dẫn của thị trường chứng khoán những năm vừa qua thì trong năm 2022, thị trường chứng khoán tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư chưa gia nhập thị trường.
Những nhóm ngành nào sẽ tạo sóng trong 2022 và có tiềm năng trở thành hiện tượng như “bank, chứng, thép” trong 2021, thưa ông?
Đầu tư công bao gồm các doanh nghiệp thi công hạ tầng, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng, các doanh nghiệp có dự án bất động sản liên quan đến các khu vực cắt giảm đầu tư công.
Đối với xuất khẩu, 2 thị trường Mỹ và Châu Âu đang có tăng trưởng tốt. Các doanh nghiệp xuất khẩu đang hưởng lợi bởi nhu cầu cao và giá tốt, các ngành hàng ghi nhận sự khả quan có thể kể đến như thủy sản, lương thực, thực phẩm, và các loại cây công nghiệp như cà phê, cao su, gỗ.
Bên cạnh đầu tư công và xuất khẩu, ngành công nghệ thông tin cũng là ngành khá hấp dẫn trong giai đoạn tới do các doanh nghiệp đang có xu hướng đẩy mạnh chuyển đổi số. Doanh nghiệp muốn đi xa, đi nhanh, đi bền vững thì nên có định hướng số hóa và chuyển đổi số để nâng cao tính hiệu quả, tính bền vững và tính thích nghi, đặc biệt là trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh có khả năng sẽ kéo dài và áp lực cạnh tranh ngày càng lớn trong thời gian tới.
Ngoài ra, ngành chứng khoán cũng khá tiềm năng khi cả 5 quý gần đây (quý 4/2020 và năm 2021), thị trường chứng khoán đều ghi nhận tăng trưởng.
Một ngành nữa có thể xem xét là ngành điện. Bởi Trung Quốc đang thiếu điện còn Việt Nam thì dư điện. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cộng với việc đẩy mạnh thu hút vốn FDI hiện tại, khoảng 2-3 năm nữa, Việt Nam có thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu điện. Như vậy, nhu cầu điện sẽ tăng cao, điều này mở ra cơ hội cho ngành điện.
Năm qua, có không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nhưng giá cổ phiếu lại tăng nóng. Liệu nhà đầu tư có nên tiếp tục rót tiền vào những cổ phiếu này?
Còn đối với nhà đầu tư với mức độ sẵn sàng chịu rủi ro cao, họ sẽ xuống tiền rất nhanh, mua rất nhanh, nghe này nghe kia cái là xuống tiền liền, đó là cái tính cách của họ và tính cách này đã ăn vào tư tưởng đầu tư, tư tưởng của mỗi người, khó mà thay đổi được trừ khi chinh chiến nhiều hoặc học hỏi nhiều thì từ từ sẽ thích nghi.
Đối với việc tham gia vào các cổ phiếu mà tăng trưởng nóng nhưng bản chất công ty lại thua lỗ nặng, ở nhóm nhà đầu tư thận trọng, chắc chắn 99% họ sẽ không mua những cổ phiếu này. Nhưng ngược lại, đối với nhóm nhà đầu tư ưa thích rủi ro, khả năng rất là cao họ sẽ giải ngân mua những cổ phiếu như vậy do kỳ vọng vào khả năng sinh lời nhanh.
Ở cấp độ tư vấn, tôi vẫn đi theo quan điểm tìm kiếm doanh nghiệp có giá trị, tăng trưởng bền vững, xét một quá trình dài hạn chứ không tính 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng mà phải tính 1 năm, 2 năm, 5 năm. Các doanh nghiệp có giá trị thì cổ phiếu của họ cũng tăng không thua kém gì những cổ phiếu đầu cơ. Mặt khác, khi giải ngân mua cổ phiếu của những doanh nghiệp có khả năng đóng góp cho nền kinh tế, đóng góp cho xã hội thì nó cũng đồng nghĩa với mua sự yên tâm, chứ mua cổ phiếu mà mang lại sự lo lắng, bất an thì không nên.
Khi thị trường chứng khoán rơi vào nhịp điều chỉnh mạnh, nhà đầu tư nên có những phản ứng gì, đặc biệt là nhà đầu tư mới?
Còn với những nhà đầu tư lâu năm, họ thường sẽ không quá lo lắng do đã có kinh nghiệm xử lý những tình huống tương tự trước đó. Dù vậy, nếu đã đầu tư lâu năm mà vẫn rơi vào tình trạng lo lắng, bất an thì nhà đầu tư nên tiếp tục rèn luyện và học hỏi thêm, chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi quyết định mua cổ phiếu.
Xin cảm ơn ông!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận