Chứng khoán sẽ tốt dần về cuối tháng 5 khi các thông tin tích cực được khơi thông
Các rủi ro trên thế giới lẫn trong nước đang dần hạ nhiệt, do đó, thị trường chứng khoán có thể sẽ giằng co quanh mốc 1.200 điểm và hồi phục trở lại vào giai đoạn cuối tháng 5 khi các thông tin tích cực từ chính sách được khơi thông.
Đây là nhận định về xu hướng thị trường chứng khoán tháng 5 của bà Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS).
PV: Chỉ số VN-Index mặc dù đã lấy lại mốc 1.200 điểm nhưng trước đó đã điều chỉnh khoảng 8% kể từ khi tiệm cận vùng 1.300 điểm. Bà nhìn nhận như thế nào về vùng đáy ngắn hạn của thị trường?
Tuy nhiên, cần quan sát lực cầu ở nhịp hồi ngắn này, nếu cầu vẫn duy trì yếu và không có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, thì khả năng thị trường sẽ tìm kiếm điểm cân bằng mới khi lực bán quay trở lại. Bối cảnh thị trường vẫn đang cho thấy còn yếu tố rủi ro, trong khi thực sự thiếu vắng các thông tin tích cực, vì vậy tôi vẫn giữ quan điểm thận trọng.
PV: Nhiều nhóm nhóm cổ phiếu đều bị điều chỉnh giảm từ 10 - 20%, nhiều cổ phiếu còn ghi nhận mức giảm hơn 20%. Tuy nhiên, dòng tiền có vẻ vẫn chưa “mặn mà” với mức giá này, bà có góc nhìn như thế nào về chuyển động dòng tiền ở giai đoạn này?
Nếu phân loại theo nhà đầu tư thì dòng tiền bán ròng mạnh mẽ trong suốt thời gian qua ghi nhận ở nhóm nhà đầu tư nước ngoài, trong khi nhà đầu tư cá nhân và tự doanh trong nước duy trì mua ròng trong tháng 4. Tôi cho rằng, xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới cho đến khi các rủi ro, bất ổn về kinh tế, địa chính trị thế giới giảm nhiệt và thị trường tìm được điểm cân bằng mới.
Thị trường chứng khoán đang bắt đầu tìm lại điểm cân bằng sau pha điều chỉnh trong tháng 4.
PV: Nhiều ý kiến vẫn khẳng định, triển vọng tích cực trung, dài hạn của thị trường vẫn chưa thay đổi. Bà nghĩ sao về điều này? Đâu là cơ sở để bà đưa ra nhận định đó?
Thứ nhất, kinh tế duy trì tăng trưởng. GDP Việt Nam dự kiến vẫn duy trì tốc độ tích cực trên 6% trong 5 năm tới đi cùng với ổn định các cân đối vĩ mô khác. Quy mô nền kinh tế ngày càng tăng kéo theo đó là tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, tạo tiềm năng thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Thứ hai, chất lượng thị trường ngày càng cải thiện. Chính phủ và cơ quan quản lý đang rất nỗ lực trong việc minh bạch hóa thị trường chứng khoán, cải thiện hệ thống giao dịch nhằm gia tăng thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thể hiện ở quyết tâm nâng hạng thị trường Việt Nam. Ngày càng nhiều các quỹ gia tăng đầu tư tại thị trường Việt Nam thông qua các quỹ ETF lẫn đầu tư chủ động.
Thứ ba, số lượng nhà đầu tư tham gia trên thị trường lẫn số lượng doanh nghiệp niêm yết ngày càng tăng và đa dạng, qua đó giúp tăng quy mô và tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán. Số liệu cho thấy, số lượng nhà đầu tư đã tăng mạnh, đạt 7,5% dân số đến cuối quý I/2024. Tôi tin rằng, mục tiêu 10% dân số sẽ đạt được trước kế hoạch năm 2030 của Chính phủ, qua đó ngày càng nhiều các nhà đầu tư tham gia vào thị trường, bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài.
PV: Riêng tháng 5 này, liệu rằng có “Sell in May” trong năm nay không, thưa bà?
Tuy nhiên, quan sát trong hơn 20 năm qua, xu hướng “Sell in May” tại Việt Nam thường không chính xác. Cụ thể, trong 23 năm qua, có đến 14 năm VN-Index trong tháng 5 tăng điểm và 9 năm ghi nhận giảm điểm trong tháng 5. Vì vậy, tôi cho rằng, nhà đầu tư không nên quá tin vào câu nói này.
Đối với giai đoạn hiện tại, tôi thấy rằng thị trường đang bắt đầu tìm lại điểm cân bằng sau pha điều chỉnh trong tháng 4. Các rủi ro trên thị trường thế giới lẫn trong nước đang dần hạ nhiệt, do đó, tôi thiên về hướng thị trường sẽ có giằng co quanh mốc 1.200 điểm và hồi phục trở lại vào giai đoạn cuối tháng 5 khi các thông tin tích cực từ chính sách được khơi thông.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận