24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Thanh Nga
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Chứng khoán khó 'tăng bằng lần' nhờ gói kích cầu 800 nghìn tỷ đồng

Sẽ không có "sóng ăn bằng lần".

Năm 2009, khi nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng, Chính phủ cũng đã tung ra một gói kích cầu quy mô lớn trị giá 150 nghìn tỷ đồng. Hiệu ứng từ gói kích cầu đã đã giúp chỉ số VN-Index khi đó đang ở đáy 240 điểm bật mạnh lên 600 điểm, tăng gấp 2,5 lần chỉ sau 6 tháng. Mặc dù vậy, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiingroup đánh giá hiệu ứng từ gói kích cầu 800 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2022 – 2023 tới đây khó có thể tạo ra sức bật lớn như năm 2009.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 với quy mô khoảng 800.000 tỷ đồng. Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, dịch bệnh Covid-19 kéo dài, tác động nặng nề, toàn diện đến hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Những gói hỗ trợ đó chưa từng có tiền lệ, chấp nhận tăng trần nợ công, nợ Chính phủ… để có nguồn lực thực hiện phòng, chống dịch bệnh, chống suy thoái, phục hồi kinh tế, đồng thời tận dụng cơ hội để giải quyết những hạn chế, thách thức, cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển các động lực tăng trưởng mới.

Nếu gói kích cầu được thông qua, đây sẽ là tin vui cho nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Trong quá khứ, giai đoạn 2009 – 2013, khi nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng, chính phủ cũng đã tung ra một gói kích cầu quy mô lớn trị giá 150 nghìn tỷ đồng, khoảng 8% GDP thời điểm đó, tương đương với quy mô gói kích cầu 800 nghìn tỷ đồng hiện tại.

Trong đó, cấu phần hỗ trợ lãi suất trị giá 17 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD thời điểm đó) được công bố và triển khai từ tháng 3/2009. Nhờ gói kích cầu chỉ số VN-Index đang ở đáy 240 điểm bật mạnh lên 600 điểm, tăng gấp 2,5 lần chỉ sau 6 tháng.

Sau gói kích cầu hỗ trợ lãi suất này, thị trường chứng khoán bật tăng mạnh khi có 72 trong tổng số 287 mã chứng khoán khi đó đã tăng với biên độ từ 200% trở lên, tập trung vào cổ phiếu các ngành xây dựng, thép, bất động sản dân cư, nhựa, khai khoáng, chứng khoán, xăng dầu…

Nhiều cổ phiếu ghi nhận mức tăng bằng lần như cổ phiếu ACB (2,5 lần), STB (3 lần), SSI (5 lần), BVS (6 lần), VIC (5 lần), VCG (5 lần), HPG (3,3 lần)…

Chứng khoán khó 'tăng bằng lần' nhờ gói kích cầu 800 nghìn tỷ đồng

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch Fiingroup đánh giá hiệu ứng từ gói kích cầu 800.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2022 – 2023 tới đây khó có thể tạo ra sức bật lớn như gói kích cầu giai đoạn năm 2009 – 2013.

Ông Thuân cho rằng, giai đoạn 2009 thanh khoản hệ thống ngân hàng rất yếu và lạm phát cao, tiền bơm ra thị trường thì chứng khoán như "cá gặp nước" một cách trực tiếp và gián tiếp cộng với cộng hưởng về tâm lý được cứu rỗi của nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, hệ thống ngân hàng và nền kinh tế không gặp vấn đề tương tự.

Cũng phải nói thêm rằng, thị trường chứng khoán hiện nay đã có quy mô lớn hơn rất nhiều giai đoạn trước. Thời điểm cách đây 12 năm, thị trường chứng khoán chỉ có 284 mã chứng khoán với vốn hóa chỉ 409 nghìn tỷ trong khi hiện nay có tới hơn 1.700 mã niêm yết với vốn hóa hơn 7,7 triệu tỷ đồng, tức gấp 19 lần so với năm 2009.

Bên cạnh đó, gói hỗ trợ lần này được cho là sẽ có định hướng và trọng tâm cụ thể, hướng tới một số đối tượng, địa bàn chịu tác động tiêu cực bởi Covid-19 thay vì cách làm được xem là "tràn lan" và để lại một số hệ luỵ như tín dụng tăng nhanh, lạm phát cao và khâu quyết toán kéo dài như giai đoạn năm 2009.

"Thực tế, thị trường cũng đã được hưởng lợi từ gói “kích cầu từ dòng tiền mới” từ chính nhà đầu trên thị trường, đặc biệt nhà đầu tư mới (F0). Từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 30% và VN30 tăng khoảng 40%, vì vậy khó có thể kỳ vọng thị trường sẽ tăng điểm mạnh chỉ nhờ vào dòng tiền “chảy” ra từ gói kích cầu", ông Thuân nhận định.

Tuy nhiên, gói kích cầu vẫn sẽ mang lại nhiều điểm tích cực cho thị trường chứng khoán. Chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn ở mặt bằng định giá chưa cao, trừ nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ, do đó tác động sẽ vẫn tích cực đến bối cảnh chung của thị trường, đặc biệt là nhóm các cổ phiếu của doanh nghiệp lớn, triển vọng kinh doanh tốt mà giá chưa lên.

Dù đã được "kích cầu" bởi dòng tiền mới, tài khoản mới thì duy chỉ có cổ phiếu ngành chứng khoán là tăng bằng lần, còn lại các ngành vốn được kỳ vọng đều chưa tăng quá mạnh như cổ phiếu bất động sản mới 39% từ đầu năm đến nay, ngân hàng tăng 26%, xây dựng 56%... cho thấy thị trường vẫn còn dư địa tăng trưởng.

Tựu chung lại, Chủ tịch Fiingroup cho rằng sẽ không có "sóng ăn bằng lần" như giai đoạn 2009 nhưng tác động đến các ngành, lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp niêm yết sẽ rất tích cực ở góc độ từ cải thiện kết quả kinh doanh nhiều hơn và điều này thì đòi hỏi cần thời gian triển khai và độ "ngấm" hơn là kỳ vọng về một dòng "tiền nóng" vào chứng khoán một cách gián tiếp.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả