menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bình Minh

Chứng khoán 11/11: Đáo hạn phái sinh lại phả hơi vào thị trường, thanh khoản HOSE cao thứ 3 lịch sử

VN30 phân hóa hẳn và ngả theo sắc đỏ trong phiên chiều nay. Ngoài HPG, thì GAS và nhóm Ngân hàng, nhóm Vingroup, SAB cũng giảm theo và ép thị trường phái sinh phải chóng mặt.

Dụng ý của tiền lớn, HNX làm nơi tránh bão

VN-Index sau nhịp rung lắc phiên sáng đã ngoi lên trong phiên chiều nay để duy trì sắc trong phần lớn thời gian. Nhưng dụng ý của tiền lớn không phải là bắt nhịp theo các chuyển động của chứng khoán châu Á khi nhiều chỉ số đã đón sắc xanh trở lại như CSI (+1,61%), IDX (+0,12%), SET (+0,01%), NIIKEI 225 (+0,51%).

Thay vào đó, tiền lớn lại chỉ đánh lạc hướng phái sinh để tung ra đòn quyết định vào thời thời điểm cuối phiên.

VHM (-1,1%) quyết tâm bỏ sóng Bất động sản để đóng cửa sát mức thấp nhất trong khi SAB (-1,1%) chốt ở mức thấp nhất phiên. Các mã Ngân hàng như STB (-2,64%), CTG (-1,7%) cũng đồng thuận theo hướng này.

Cộng thêm yếu tố điều chỉnh của HPG (-2,4%), VN30 chốt phiên giảm 9,43 điểm xuống 1.514,36 điểm trong khi VN30F2111 giảm tới 16,3 điểm xuống 1.513 điểm. Đây có thể xem là sự thành công của tiền lớn trong việc thu hẹp chênh lệch của phái sinh với cơ sở.

Sự "sát phạt" của phái sinh như vậy là khá tương đồng với những diễn biến của tháng 9 nhưng lại khiến nhà đầu tư nắm giữ các cổ phiếu trong VN30 phải ngậm ngùi nhìn nhóm Midcap và Penny tiếp tục "tung hoành".

Bất động sản vẫn là điểm đến với một loạt mã tăng nóng như NLG (+6,86%), CII (+6,92%), KBC (+4,13%), DIG (+6,94%), TCH (+6,8%), FLC (+5,4%), CKG (+3,26%), LDG (+5,06%)…

Thanh khoản của HOSE đạt tới 38.134 tỷ đồng là mức cao thứ 3 trong lịch sử giao dịch, trong đó HPG đóng góp gần 3.000 tỷ đồng và một loạt các mã trên 1.000 tỷ đồng như TCB, SSI, KBC.

Sàn HNX là nơi tránh bão tốt nhất trong phiên hôm nay. Các mã NDN (+8,9%), IPA (+7,11%), CEO (+9,7%), L14 (+9,98%), PVL (+9,5%), DST (+9,6%) hầu như bỏ qua cuộc chiến trên HOSE để tăng mạnh.

HNX-Index vẫn tăng 0,11% lên 438,73 điểm. Thanh khoản của HXN đạt 4.302 tỷ đồng.

Còn với UPCoM, điều chỉnh là diễn biến chung ở các mã BSR (-2,75%), HHV (-2,12%), VGT (-1,04%), CTR (-1,4%), QNS (-0,56%)... Tuy nhiên, UPCoM-Index không hề có những chuyển động gây ức chế nhà đầu tư khi giảm 0,41% xuống 109,21 điểm. Thanh khoản đạt 2.797 tỷ đồng.

*****

Quy mô đã quanh 30.000 tỷ đồng

Thanh khoản phiên sáng có nhảy vọt đến từ các chuyển động liên tục của nhóm Thép. HPG (-1,1%) đã thu hẹp đà giảm và có lúc về ngay sát tham chiếu. Tuy nhiên, lượng tiền lớn đang chuyển động tại HPG khiến giá trị giao dịch nhảy vợt lên 2.326 tỷ đồng, xấp xỉ cả phiên hôm qua.

Không một mã Ngân hàng nào có thể so sánh với HPG vào lúc này. Mã tốt nhất là TCB (-0,19%) cũng chỉ có hơn 800 tỷ đồng trong khi STB (-1,1%), SHB (+3,6%) cũng chỉ đều giao dịch dưới 500 tỷ đồng.

Dù vậy, toàn bộ nhóm Thép chưa thể thoát khỏi cảnh báo. HSG (-1,2%), NKG (-2,1%), TLH (-2,2%), SMC (-2,9%) vẫn đều mất xu hướng tăng ngắn hạn.

Mất nhóm Thép trong khi các mã Ngân hàng hay nhóm Vingroup đều thờ ơ với thị trường, VN-Index buộc phải nhờ đến MWG (+3,1%), NVL (+2,5%), DIG (+6,5%), PLX (+2,2%) mới kéo lại được sắc xanh.

Trong nhóm trên, đại diện nhóm Bán lẻ MWG đã lên tiếng hỗ trợ chỉ số, MSN có quãng bật lên, và tín hiệu nhen nhóm cũng đang thể hiện các mã cùng nhóm như DGW, FRT và đặc biệt ở PNJ.

VN-Index cuối phiên sáng tăng 0,02% lên 1.465 điểm. Dòng tiền lại ồ ạt vào sàn khi có điều chỉnh mạnh, đẩy thanh khoản lên cao tới 25.529 tỷ đồng. Khối ngoại hiện bán ròng 650 tỷ đồng với HPG (-165 tỷ đồng), VHM (-118 tỷ đồng) là 2 mã bị bán ra nhiều nhất.

Còn HNX-Index chỉ kịp hồi phục lên sát tham chiếu. Chỉ số giảm 0,15% xuống 437,6 điểm, giao dịch đạt 3.070 tỷ đồng.

Tính chung, mới chỉ qua phiên sáng nhưng tổng lượng tiền cả ba sàn đã lên tới quanh 30.000 tỷ đồng.

*****

Đối lập Bất động sản và Thép

Bất động sản và Thép ở 2 tình cảnh trái ngược nhau hoàn toàn. Sau phiên thanh khoản kỷ lục tuần trước, Bất động sản tưởng như sẽ bị rút tiền thì tới thời điểm này, hàng loạt cổ phiếu đã lấy lại sự hưng phấn. Nhiều mã đã vượt đỉnh trong khi một số mã cũng đang nhăm nhe lấy lại hết những gì đã thiệt hai ở tuần trước.

Các mã TDC (+4,3%), DIG (+6,8%), LDG (+6,6%), NLG (+5,2%), SCR (+4,7%), KDH (+4,1%), PDR (+4,5%), NVL (+2,5%) tăng rất tốt trong sáng nay.

Dù là nhóm "nóng" nhất vào lúc này, cổ phiếu Bất động sản vẫn chưa hoàn toàn có được bức tranh giao dịch lý tưởng khi còn có sự phân hóa mạnh và đặc biệt nhất là nhóm Vingroup vẫn rất hời hợt. VIC (-0,8%), VHM (-1%), VRE (-0,4%) đều đồng loạt giảm giá trong đó VHM đang có hàng loạt lần bỏ lỡ cơ hội tăng giá.

Diễn biến giảm giá sáng nay có thể lại một lần nữa đưa VHM về gần hơn với đường MA20. Khối ngoại lại gây giảm giá của VHM khi họ quay lại bán ròng hơn 1 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, kể cả ở những phiên mua ròng thì VHM cũng chẳng thực sự có được đà tăng tốt. Đây là tình tranh hoàn toàn trái ngược với cổ phiếu NLG dù bị bán ròng nhưng giá liên tục phục phá đỉnh đi lên.

Yếu tố khối ngoại do đó là không thực sự thuyết phục thay vào đó, biến động của VHM hay các mã lớn như VNM (0%), VIC, VCB (-0,5%) đang chịu chi phối của phái sinh và việc điều tiết chỉ số nhiều hơn.

1 tuần tới đây, kỳ đáo hạn phái sinh tháng 11 sẽ diễn ra và vào lúc này, khối lượng hợp đồng mở (OI) của VN30F2111 vẫn còn khá cao (hơn 35 nghìn đơn vị). Kịch bản rung lắc ức chế hoàn toàn có thể lại tái hiện như những gì đã xảy ra trong tháng 9 trước khi thị trường xuyên phá thành công ngưỡng 1.400 điểm.

Nhóm cổ phiếu đối lập với Bất động sản là Thép đang liên tiếp có những phiên điều chỉnh khá đáng ngại.

Một loạt mã như HPG (-1,81%), HSG (-2,02%), NKG (-3,16%), SMC (-2,94%), TLH (-3,32%) đang bị bán mạnh. Nếu việc điều chỉnh thực sự diễn ra, thì các cổ phiếu này hoàn toàn có thể mất 10-15% so với vùng đỉnh mới lập vừa qua.

VN-Index tới khoảng 10h30 đang có nhịp rung lắc mạnh nhất từ đầu phiên, giảm xuống 1.458 điểm. Còn HNX-Index cũng đang có những xung đột nhẹ giữa IPA (+5,91%) và PVS (-2,25%), IDC (-3,68%), THD (-0,68%) khiến giá giảm xuống 433 điểm.

Còn ở bối cảnh chung, tâm lý thị trường hiện có phần e ngại tình hình lạm phát tại Mỹ. Bộ Lao động Mỹ vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số đo lường mức chi phí mà người tiêu dùng chi trả đối với mọi loại mặt hàng dịch vụ hàng hóa, trong tháng 10 tăng đến 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trong 12 tháng cao nhất tính từ năm 1990 và như vậy đây là tháng thứ 5 liên tiếp lạm phát Mỹ ở trên mức 5%.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả