Chỉ tiêu năm 2021: GDP tăng 6%, CPI bình quân khoảng 4%
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nêu rõ: Nhiệm vụ của năm 2021 và thời gian tới là rất nặng nề đòi hỏi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn.
Sáng nay (28/12), tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương,Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trình bàyBáo cáo tóm tắt vềtình hình thực hiện kếhoạch phát triển kinh tế-xã hộinăm 2020 và 5 năm 2016-2020; dự kiến phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 và thời gian tới.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết, những khókhăn, hạn chế nội tại của nền kinh tế và thiên tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid 19, bão lũ, sạt lở đất đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội năm 2020 và cả giai đoạn 2016-2020.
"Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình điểm lại một số kết quả tích cực năm 2020, trong đó có việc sớm kiểm soát, khống chế được dịch bệnh Covid-19; ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao chất lượng tăng trưởng;phát triển văn hoá, xã hội; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu; giữ vững quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia...
Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập.Tăng trưởng kinh tế năm 2020 không đạt kế hoạch đề ra do tác động của đại dịch Covid-19, dẫn đến tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 không đạt mục tiêu. Khả năng chống chịu của nền kinh tế chưa thật vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ còn hạn chế. Kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu.Đào tạo nguồn nhân lực còn bất cập về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực chính thúc đẩy năng suất lao động, năng lực cạnh tranh. Cơ cấu lại gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng ở một số lĩnh vựchiệu quả chưa cao. Kết quả giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, khoảng cách phát triển giữa các vùng chậm được thu hẹp. Việc thực hiện gói hỗ trợ người lao động,doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu bởi đại dịch Covid-19 chưa đạt yêu cầu đề ra...
Về phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 và thời gian tới, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết: Chỉ tiêu cụ thể đặt ra cho năm 2021 với 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng4%; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 45-47%; năng suất lao động xã hội tăng khoảng 4,8%; tỷ lệ lao động qua đàotạo khoảng 66% (trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ khoảng 25,5%); tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế khoảng 91%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1-1,5 điểm phần trăm so với năm 2020; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 42%...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhấn mạnh: nhiệm vụ của năm 2021 và thời gian tới là rất nặng nề đòi hỏi các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cần tiếp tục đổi mới tư duy, hành động quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, tận dụng tốt các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và xu hướng dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số, sự phát triển các mô hình kinh doanh mới, sự thayđổi phương thức sản xuất, tiêu dùng…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường