Chỉ số P/E là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số P/E
Trong tỷ lệ P/E, P là giá và E là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Tỷ lệ P/E cho bạn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho cổ phiếu so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
1. P/E là gì?
Trong tỷ lệ P/E, P là giá và E là thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Tỷ lệ P/E cho bạn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho cổ phiếu so với thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Tỷ lệ PE độc lập không cho bạn biết nhiều điều. Bạn phải so sánh nó với các công ty khác cũng ngành hoặc so sánh với P/E lịch sử của chính nó để đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt và thận trọng hơn.
Công thức tỷ lệ P/E:
Tỷ lệ PE được tính bằng cách chia giá thị trường của một cổ phiếu cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
Tỷ lệ P/E = Giá mỗi cổ phiếu / Thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Trong đó, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế /tổng số cổ phiếu đang lưu hành
Ví dụ: giá mỗi cổ phiếu là 100.000đ, tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 1.000.000.000 cổ phiếu và công ty đã kiếm được lợi nhuận 5.000 tỷ đồng trong một năm. Đây là cách bạn sẽ tính toán:
EPS = 5.000 tỷ đồng / 1 tỷ cổ phiếu = 5.000
Hiện tại tỷ lệ PE = 100.000/5000 = 20
Nếu tỷ lệ PE là 20, nó cho bạn biết rằng thị trường sẵn sàng trả 20.000đ cho mỗi cổ phiếu để kiếm được 1.000đ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.
Phân loại P/E
Nhìn chung, có hai loại tỷ lệ P/E:
Tỷ lệ P/E 12 tháng (P/E trailing)
Tỷ lệ P/E dự phóng 12 tháng (P/E forward)
Tỷ lệ P/E 12 tháng
P/E này tính bằng giá cổ phiếu hiện tại chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) của 4 quý gần nhất. Người ta có thể dễ dàng tính toán Tỷ lệ P/E 12 tháng khi có sẵn dữ liệu hàng quý trong bốn quý vừa qua do các công ty công bố.
* Tỷ lệ PE dự phóng 12 tháng
P/E dự phóng được tính bằng giá cổ phiếu hiện tại chia cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) ước tính trong bốn quý tiếp theo. Không phải ai cũng đều có thể tính toán P/E dự phóng vì nó đòi hỏi kiến thức để dự báo thu nhập, số liệu bán hàng và các nguyên tắc cơ bản khác của một công ty. Bạn sẽ tìm thấy P/E dự phóng trong các báo cáo phân tích khi các nhà phân tích nghiên cứu ước tính nó trên cơ sở bình luận của doanh nghiệpvà nghiên cứu của chính họ.
P/E dự phóng quan trọng hơn P/E hiện tại khi bạn đầu tư vào một công ty vì bạn đầu tư vào tiềm năng tăng trưởng trong tương lai của công ty đó chứ không phải những gì công ty đó đã đạt được trong quá khứ. Tuythành tích trong quá khứ là quan trọng, nhưng không phải là yếu tố quan trọng nhất.
2. Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?
Không có phạm vi hoặc ước tính nào để xác định tỷ lệ P/E bao nhiêu tốt. Nó khác nhau đối với các lĩnh vực khác nhau. Chỉ số P/E sẽ khá khác biệt nếu so sánh giữa công ty công nghệ với các công ty sản xuất hoặc tiêu dùng.
Đầu tiên, hãy kiểm tra tỷ lệ PE của tất cả các công ty trong một ngành. Chọn những cổ phiếu giao dịch có tỷ lệ P/E thấp hơn. Bây giờ hãy nhìn vào tỷ lệ P/E lịch sử của những cổ phiếu này và xem mức P/E hiện tại đang ở mức cao hơn hay thấp hơn trung bình của lịch sử.
Nếu một cổ phiếu đang giao dịch ở mức thấp trong phạm vi thì đó có thể là một cơ hội đầu tư tốt. Tuy nhiên, P/E không đảm bảo rằng cơ hội đầu tư đó tốt hơn, bạn phải đánh giá các yếu tố khác nữa.
Thông thường, người ta tin rằng tỷ lệ P/E càng thấp thì càng tốt. Tuy nhiên, điều này cũng có thể là do công ty không đáng để đầu tư; do đó thị trường đang giảm giá nó.
P/E cao hơn đôi khi có nghĩa là các nhà đầu tư hào hứng với triển vọng tương lai của công ty; do đó họ sẵn dàng trả mức giá cao hơn cho nó. Do đó, tỷ lệ P/E mang tính chủ quan và không bao giờ nên là tiêu chí độc lập để đánh giá một cổ phiếu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận