Câu chuyện sầu riêng: Độc quyền mua, lại là Trung Quốc thì cần lo?
Sầu riêng năm nay thắng lớn, giá cao mà sản lượng cũng cao khiến nông dân Tây nguyên năm nay ăn tết lớn, hàng ngàn người thành tỷ phú (báo) và dự là sẽ thu tiếp lợi nhuận cao nhiều năm (!).
Với người đã có vườn thu hoạch mua từ trước thì tiếp tục ngon ăn, vì theo phân tích , người trồng sầu riêng, chỉ cần bán được giá từ 50.000 là lời ngon, còn -80.000 đồng/kg thì lời to.
Tuy nhiên với người đang mua đất vườn Sầu riêng giá cao, cây mới trồng 2, 3 năm thì cần phải lo vì giá có thể quay đầu (!)
VÌ SAO GIÁ CÓ THỂ QUAY ĐẦU ?
Thông thường, giá nông sản cao bền vững là do cung ít, cầu nhiều, hoặc do công nghệ cao khó trồng. Tình hình Sầu riêng có thể đang trong tình trạng cung ít cầu nhiều?
Tuy nhiên, diện tích vùng trồng tăng gấp đôi từ năm 2019 - 2020, mà 5, 6 năm sau mới bắt đầu ra trái ổn, tức là khả năng tăng cung 50% trong năm 2024 là có, và tiếp tục cho năm 2025.
Chiều ngược lại, Thị trường TQ được xem là độc quyền mua có thể chi phối giá (Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất với kim ngạch gần 2 tỷ USD, chiếm 91% tổng giá trị xuất khẩu loại trái cây này của nước ta.). Mà lịch sử thương mại nông sản của TQ với các nước Asian, trong đó có VN thì luôn có những lúc quay xe, giảm giá mạnh; nhất là khi biết nông dân VN đang siêu lợi nhuận, và cây SR đã trồng thì khó bỏ do công sức lớn mất đến 5, 6 năm.
Không chỉ TQ, mà bất kỳ cty nào khi đã ở vị thế độc quyền mua, thì cũng sẽ mua ở giá hợp lý , không thể để cho lời hơn mức bình quân...
KẾT LUẬN RÚT RA CHO NHÀ ĐẦU TƯ :
1. Nếu đang có vười trái bói mà bán được giá cao là bán luôn, gửi NH chờ 1, 2 năm
2. Nếu đang tính mua vười SR, thì hãy đưa giá bán tại vườn về 40.000 - 50.000đ để phân tích hiệu quả
3. Nếu dự tính dồn vốn vào HAG để đu theo trend sầu riêng (sau khi bỏ heo ăn chuối), thì trung hạn có rủi ro (ngắn hạn có thể có sóng lùa)
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường