Cạnh tranh Mỹ-Trung tại Đông Á: Cuộc chiến "mượn tay kẻ khác" hay sự đối đầu chiến lược giữa hai siêu cường?
Đông Á là một trong những khu vực phát triển năng động nhất. Tuy nhiên, các vấn đề chính trị đã dẫn đến sự bất ổn cho kinh tế khu vực.
Đông Á trên bàn cờ chính trị quốc tế
Những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này muốn thâu tóm được Đông Á và chính tham vọng này đã ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong khu vực.
Thách thức chính đối với Trung Quốc là làm cho Mỹ từ bỏ ý định can thiệp Đông Á nhằm tạo thế cân bằng chiến lược. Tuy nhiên hành động này có thể kích động Mỹ và các đồng minh của Washington tại Đông Á như Nhật Bản, vốn luôn ủng hộ Mỹ ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc tại khu vực.
Trong khi đó, thách thức đối với Mỹ và các đồng minh ở Đông Á phức tạp hơn vì vai trò của Trung Quốc trong việc ổn định nền kinh tế thế giới.
Đây có thể là một cuộc chiến tranh "mượn tay kẻ khác" của cả hai siêu cường ở khu vực Đông Á, nơi xung đột có thể ảnh hưởng đến ổn định chiến lược của khu vực.
Địa vị chiến lược của Mỹ nằm ở khả năng và sức mạnh triển khai thực tế trong khoảng thời gian dài. Chính điều này đã trở thành nền tảng cho các chính sách và định hình mạng lưới đồng minh của cường quốc số một thế giới.
Tại Mỹ, có một quan điểm khá phổ biến rằng, mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh ở châu Á là trở thành bá chủ khu vực và xây dựng một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm.
Thứ nhất, Bắc Kinh ủng hộ các mối quan hệ đơn cực ở cả cấp độ toàn cầu và khu vực, đồng thời tin rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay, xu hướng này sẽ tiếp tục phổ biến trong tham vấn chính trị ở châu Á và tác động đến các vấn đề của khu vực sẽ diễn ra đa dạng và toàn diện hơn.
Thứ hai, dù muốn tăng cường ảnh hưởng tại châu Á, Trung Quốc rõ ràng hiểu rằng, với những phạm vi quyền lực cứng và đặc biệt là quyền lực mềm, Bắc Kinh có thể sẽ không bao giờ giành được sự tôn trọng như Trung Hoa cổ đại từng có, hay tương tự những gì mà Mỹ sở hữu trong khu vực ở thời điểm hiện tại.
Cách tiếp cận luôn khác biệt
Từ góc độ của Trung Quốc, Mỹ là một cường quốc tại Đông Á, dù không phải là một cường quốc châu Á. Các lợi ích chính trị, kinh tế cũng như an ninh tại khu vực của Washington cũng như những cam kết về sự phát triển ổn định và thịnh vượng cho khu vực có sự gắn kết chặt chẽ.
Trung Quốc đánh giá cao vai trò mang tính xây dựng của Mỹ trong các vấn đề khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh cảm thấy “không thoải mái” với một số chính sách của Washington.
Với tư cách siêu cường, Mỹ đã quá lấn lướt và thậm chí là can thiệp quá sâu vào việc quản lý các vấn đề khu vực, không mấy để tâm tới quan điểm của những nhân tố khác, thiếu sự hiểu biết đúng mực về các vấn đề văn hóa, lịch sử và các giá trị.
Những tác động này sẽ tạo thêm không gian để Mỹ đối phó với Trung Quốc ở Đông Á. Thúc đẩy chính sách an ninh chiến lược toàn diện là nhu cầu cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc gia trong khu vực.
Cả hai quốc gia đều nhìn nhận đối phương tiềm ẩn các mối đe dọa, và vì vậy luôn tìm cách củng cố năng lực để đảm bảo an ninh và an toàn.
Mỹ gặp bất lợi về địa lý khi đối phó với một cường quốc khác ở xa, gặp nhiều khó khăn trong duy trì quân đội và bảo vệ đồng minh. Cách hành xử gây hấn trong cạnh tranh chiến lược có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Mỹ có thể phải chấp nhận những thực tế chiến lược của Trung Quốc để bình thường hóa quan hệ.
Mặt khác, Trung Quốc cũng nên xem xét lại các chính sách của mình ở Đông Á và Ấn Độ Dương. Tất nhiên, răn đe vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các quốc gia có những hành vi bành trướng và quá khích trong khu vực.
Vì vậy, để có những hoạch định chiến lược cụ thể nhằm cạnh tranh với Trung Quốc ở Đông Á, điều then chốt mà Mỹ cần là minh bạch hóa các hành động và kế hoạch nhằm thúc đẩy mục tiêu của mình, đồng bộ hành động với các mục tiêu về chính sách.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường