“Cần phải kể câu chuyện thành công của Việt Nam ra thế giới”
Các lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều đánh giá cao nền tảng ổn định, chính sách hỗ trợ kịp thời của Chính phủ với cộng đồng FDI thời gian qua.
Sáng 17/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề "Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển".
Tại hội nghị, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam chia sẻ về xu hướng dòng vốn đầu tư trên thế giới và đánh giá môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, cũng như nhận diện thách thức, tận dụng cơ hội để đầu tư, mở rộng đầu tư trong một số lĩnh vực tại Việt Nam.
Kết quả khảo sát của JETRO năm ngoái cho thấy 55% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng hoạt động. Đây là con số cao nhất trong các nước ASEAN.
Một cuộc khảo sát khác của JETRO được thực hiện với hơn 1.700 công ty mẹ tại Nhật Bản cho thấy Việt Nam xếp thứ hai trong hạng mục câu trả lời "là nơi mà các quốc gia muốn mở rộng đầu tư" bên cạnh Hoa Kỳ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản có kế hoạch tập trung nhiều hơn vào sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng tại Việt Nam, thay vì Nhật Bản, Trung Quốc và các nước láng giềng ASEAN. Tuy nhiên, có những thách thức đặt ra như vấn đề đấu thầu, một số công ty cắt giảm đầu tư do thiếu công nhân, bất ổn về năng lượng, nguồn cung cấp điện thiếu ổn định, chuyển đổi số, trung tâm dữ liệu, trung tâm logistics…
Tỉ trọng FDI trong GDP của Việt Nam thuộc hàng top của thế giới. Song, theo ông Tim Evans, cần phải duy trì lợi thế này bằng cách trao đổi thường xuyên, đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp FDI để làm rõ các quy định và chính sách liên quan đến dòng vốn, tài trợ, việc thành lập doanh nghiệp và các ưu đãi cụ thể theo ngành liên quan đến thu hút FDI.
Ông chia sẻ, các nhà đầu tư trung bình cần 6 - 9 tháng để thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong khi kỳ vọng của họ chỉ có 3 tháng. Các nhà đầu tư tại Việt Nam được hưởng lợi từ 15 hiệp định thương mại tự do FTA đã ký, cho phép tiếp cận 55 thị trường, trong đó có 15 thị trường thuộc khối G20.
"Việc tích cực quảng bá các FTA này do các bộ, ngành liên quan thực hiện, sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tiềm năng. Chúng ta cần phải kể câu chuyện thành công của Việt Nam ra thế giới”, ông Tim Evans nhấn mạnh.
Vì thế, cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước nhằm giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Đáng chú ý, theo đại diện SBG: “Thời hạn xin cấp Giấy phép kinh doanh kéo dài với nhiều thủ tục, gây nhiều phiền toái và lãng phí thời gian. Thông thường, cần nộp và bổ sung rất nhiều lần cho các câu hỏi của Bộ Công Thương và Sở Công Thương, có thể kéo dài từ 4 đến 12 tháng”.
Hiệp hội này cũng đề nghị Chính phủ xem xét và ban hành các quy định rút ngắn thời gian xin phê duyệt, Bộ Công thương và Sở Công thương cần tuân thủ thời hạn theo quy định để phát hành Giấy phép kinh doanh, cũng như làm rõ hơn các yêu cầu trong hồ sơ xin cấp phép để giảm thiểu đáng kể số lượng các lần yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Trong nhiều năm qua, các nhà cung cấp từ Việt Nam đã sản xuất các bộ phận máy bay tiên tiến, bao gồm kết cấu hàng không cho Boeing. Giá trị hàng sản xuất tại Việt Nam cho Boeing trong các năm qua là 200 triệu USD.
Vị Giám đốc Quốc gia Boeing tại Việt Nam bày tỏ về việc mong đợi Chính phủ Việt Nam tiếp tục chủ trương với chính sách rộng mở, linh động, hiệu quả cho các nhà cung cấp chính trong ngành hàng không được thuận tiện đầu tư thêm và đầu tư mới vào Việt Nam. Đồng thời, cam kết sẵn sàng hỗ trợ đào tạo chất xám trong ngành hàng không.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận