24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Hà
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Cần chuẩn bị gì khi kinh tế Mỹ đứng trước rủi ro suy thoái?

Giáo sư Larry Harris nhận định nền kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ rơi vào suy thoái.

Không cần bàn cãi, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi ấn tượng sau đại dịch Covid-19.

Thị trường lao động có thêm hàng triệu việc làm mới và tiền lương của người dân vì thế cũng tăng lên, ngay cả những công việc được trả thù lao thấp nhất.

Tuy nhiên, lạm phát tăng cao, cùng với đó là quá trình quyết liệt nâng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lại khiến phần lớn người dân quốc gia này lo lắng rằng quãng thời gian tươi đẹp đó sẽ nhanh chóng kết thúc.

Cần chuẩn bị gì khi kinh tế Mỹ đứng trước rủi ro suy thoái?
Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ (cột màu xám thể hiện các giai đoạn suy thoái). Ảnh: CNBC.

“Nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái? Có thể lắm chứ”, theo Larry Harris, Giáo sư tới từ Trường Kinh tế Marshall, Đại học Nam California.

“Kéo giảm lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái là một nhiệm vụ rất khó”, ông nói.

Để kìm hãm đà tăng của lạm phát, Fed đã lên tiếng khẳng định cơ quan này sẽ tiếp tục nâng lãi suất.

Khi lãi suất tăng cao, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ những khoản tiền gửi trong ngân hàng, tuy nhiên, các chi phí vay nợ cũng tăng theo, tác động tiêu cực lên nhu cầu vay vốn của họ.

“Lãi suất cao sẽ kéo giảm chi tiêu thông qua gánh nặng chi phí tài chính”, Harris chia sẻ.

Điều đó đồng nghĩa với việc có ít tiền lưu thông trong nền kinh tế hơn và tăng trưởng bắt đầu chậm lại.

Tâm lý lo lắng quá trình siết chính sách quyết liệt của Fed sẽ đẩy nền kinh tế vào suy thoái đã kích hoạt làn sóng bán tháo trên nhiều thị trường, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ. Các chỉ số chứng khoán như Nasdaq, Dow Jones và S&P 500 đều đang trải qua nhiều tuần giảm điểm liên tiếp.

Cuộc xung đột Ukraine, tình trạng thiếu hụt lao động và làn sóng lây nhiễm Covid-19 chính là những thách thức bổ sung, Harris nhận định.

“Đang có nhiều vấn đề xảy đến đối với nền kinh tế và khoản chi tiêu khổng lồ của chính phủ”, ông nói.

“Sẽ có một ngày chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả, câu hỏi ở đây là khi nào?”,

Giai đoạn suy thoái gần nhất diễn ra trong năm 2020, và cũng là cuộc suy thoái đầu tiên đối với nhiều công dân trẻ thuộc thế hệ Y và Z.

Nhưng, trên thực tế, các giai đoạn suy thoái diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn tiền Covid. Sau khi cuộc Đại khủng hoảng nổ ra, có tới 13 giai đoạn suy thoái khác nhau, và đều bắt nguồn từ đà sụt giảm các hoạt động kinh tế trong nhiều tháng, theo dữ liệu từ Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ.

Hãy chuẩn bị tâm lý khi ví tiền của bạn “xẹp xuống”, Harris nói. Đối với người tiêu dùng, họ sẽ “ít dùng bữa bên ngoài hơn, họ thay thế đồ đạc ít thường xuyên hơn, họ sẽ ít đi du lịch hơn, họ sẽ mua hamburger thay vì thịt bò”.

Trong khi tác động từ suy thoái sẽ được cảm nhận rộng khắp trong nền kinh tế, nhưng mức độ tác động tới từng hộ gia đình sẽ tương đối khác biệt, dựa trên thu nhập, tiết kiệm và vị thế tài chính của họ.

Tuy nhiên, có một số phương án chuẩn bị phổ biến cho những giai đoạn như thế, Harris chia sẻ.

Chi tiêu hợp lý

Hãy cắt giảm những khoản chi tiêu bạn không cần thiết, ví dụ như tài khoản các dịch vụ mà bạn đã đăng ký trong suốt thời gian đại dịch.

Tránh các khoản nợ có lãi suất thả nổi

Phần lớn thẻ tín dụng quy định những mức lãi suất khác nhau, và chúng có mối liên hệ trực tiếp đối với lãi suất của Fed. Khoản lãi suất này sẽ thay đổi trước mọi biến động lãi suất từ Fed. Người mua nhà sử dụng các khoản vay nợ thế chấp nương theo lãi suất cơ bản cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Bạn nên thống kê lại những khoản nợ mà bạn có và thực hiện tái cấp tài chính nếu cần thiết. “Đây là cơ hội để bạn có thể chuyển sang những khoản vay có lãi suất cố định trước khi lãi suất tăng cao hơn”, Harris cho biết.

Đầu tư trái phiếu I Bond

Loại hình tài sản phòng ngừa lạm phát này, được hậu thuẫn bởi chính phủ liên bang Mỹ, mang rất ít rủi ro và chi trả cho người nắm giữ một mức lãi suất cố định cao. Dù không được chào bán rộng rãi và bạn cũng sẽ không thể rút tiền ra trong ít nhất 1 năm, nhưng lợi suất của nó chắc chắn tốt hơn rất nhiều so với chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 1 năm, với mức lãi suất chưa tới 1,5%/năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
19,001.67 +29.25 (+0.15%)
5,969.34 +20.63 (+0.35%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả