24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Tiểu Màn Thầu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Ngay sau khi Nga tấn công Ukraine, Kiev lập tức được các châu Âu viện trợ hàng ngàn tên lửa chống tăng, phòng không các loại.

Theo The Drive, chỉ sau một tuần xung đột ở Ukraine nổ ra (từ ngày 24/2), các nước phương Tây, đi đầu là Mỹ đã ồ ạt viện trợ quân sự cho chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky, đây được xem là động thái giúp quân đội Ukraine đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động.

Cũng theo The Drive, phần lớn vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine hiện tại đều là tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không vác vai (MANPADS), các loại vũ khí bộ binh như súng trường tấn công, đạn dược chỉ chiếm một phần nhất định.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Quân đội Ukraine đang được tái vũ trang lại với các gói viện trợ quân sự lớn từ các nước phương Tây, dẫn dầu là Mỹ. (Ảnh: The Drive)

Nhìn vào chiến trường Ukraine có thể thấy tên lửa chống, tên lửa phòng không là nhân tố quan trọng trong việc giúp quân đội Ukraine ngăn chặn các mũi tiến công của các lực lượng Nga, không chỉ trên không mà cả dưới mặt đất.

Và dưới đây là các loại tên lửa chống tăng, tên lửa phòng không vác vai các nước phương Tây đã và sắp viện trợ cho Ukraine:

Tên lửa FIM-92 Stinger

Trong số tên lửa được các nước NATO viện trợ trước và trong cuộc chiến thì FIM-92 Stinger là cái tên được nhắc đến nhiều nhất, đây là một trong những dòng tên lửa phòng không vác vai phổ biến nhất thế giới do Mỹ chế tạo.

Stinger được coi là MANPADS huyền thoại (tương tự như tên lửa 9K38 Igla của Liên Xô), được biên chế lần đầu tiên trong quân đội Mỹ vào năm 1981 và đã được cải tiến nâng cấp qua nhiều biến thể sau đó. Cải tiến mới nhất chính là tăng khả năng tầm nhiệt để bám và tìm diệt các mục tiêu nhỏ hơn, như máy bay không người lái.

Stinger là vũ khí tầm ngắn, đạt hiệu suất tối ưu trong phòng thủ theo điểm. Tên lửa này có thể diệt mục tiêu tầm thấp, bay chậm như trực thăng, cũng như một số loại máy bay cánh cố định có vận tốc và trần bay lớn hơn trực thăng - có thể là máy bay chiến đấu, máy bay vận tải. Như nhiều MANPADS khác, tầm bắn hiệu quả của Stinger là dưới 4,5 km hoặc hơn.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Một tổ hợp tên lửa Stinger của NATO viện trợ cho Ukraine trước khi Nga tấn công. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine)

The FIM-92 Stinger từng có duyên nợ với Nga. Mỹ là nhà cung cấp lớn vũ khí này cho Afghanistan và đây là một nhân tố chủ chốt khiến quân đội Liên Xô bị sa lầy và cuối cùng phải rút khỏi Afghanistan trong những năm 1980.

Những chuyến hàng vận chuyển Stinger đã tới Ukraine trước khi Nga mở chiến dịch quân sự. Năm nước gồm Germany, Italy, Latvia, Litva và Hà Lan đã gửi hoặc có kế hoạch viện trợ bổ sung vũ khí phòng không này cho chính quyền Kiev.

Các chuyến hàng tên lửa này đã được chuyển đến Ukraine trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt. Năm quốc gia NATO gồm Đức, Ý, Latvia, Litva và Hà Lan - hiện đã gửi hoặc đang có kế hoạch gửi các lô hàng vũ khí phòng không di động này cho Kiev, số lượng ước tính vào khoảng vài trăm đơn vị.

Tên lửa Grom/Grom-M

Trước khi Nga mở chiến dịch quân sự hôm 24/2, Ba Lan đã công bố kế hoạch chuyển tên lửa phòng không vác vai Grom hoặc Grom-M (còn được gọi là Piorun) cho Ukraine. Tên lửa Grom, với phiên bản đầu tiên được quân đội Ba Lan đưa vào biên chế trong thập kỉ 1990, là biến thể cải tiến từ dòng tên lửa 9K38 Igla của Liên Xô.

Tương tự như Stinger, Grom và Grom-M thuộc dòng MANPADS tầm ngắn, diệt mục tiêu theo nguyên lý tầm nhiệt, nhưng cũng có khả năng tiêu diệt nhiều mục tiêu đường không. So với Grom, biến thể Grom-M được cải tiến về động cơ tên lửa và hệ thống tìm mục tiêu.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Binh sĩ Ba Lan huấn luyện bắn đạn thật với tên lửa Grom. (Ảnh: Topwar)

Tên lửa Strela và Igla

Có thông tin cho rằng Đức đang nghiên cứu khả năng chuyển 2.700 tên lửa tầm nhiệt Strela do Liên Xô chế tạo với nhiều phiên bản khác nhau cho Ukraine. Số tên lửa này được lấy từ kho vũ khí kế thừa lại từ quân đội cộng hòa Dân chủ Đức. Hiện chưa rõ kho tên lửa Strela của Đức có các loại tên lửa 9K32 Strela-2s và 9K34 Strela-3s hay không.

Đây là hai thế hệ đầu tiên của tên lửa Strela được đưa vào biên chế trong những năm 1960 và 1970. Những vũ khí này tuy không thể sánh được với Stingers và Grom-M, nhưng nó cũng giúp lực lượng phòng không Ukraine tăng cường năng lực phòng thủ đáng kể. Chính quân đội Ukraine hiện vẫn đang sử dụng các tên lửa Strela and Igla, đây cũng là điểm lợi thế bởi các binh sĩ Ukraine không cần phải tham gia chuyển loại vũ khí mới khi nhận tên lửa từ Đức.

Tên lửa FGM-148 Javelin

Javelin là mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại do Mỹ chế tạo. Đây cũng là tên lửa Mỹ và Estonia đang tiếp tục chuyển giao cho Ukraine trước và trong cuộc chiến. Javelin có được uy lực cao, nhờ được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, giúp tên lửa khai hỏa hiệu quả cả trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.

Các báo cáo cho biết lực lượng Ukraine đã đạt được tỷ lệ tiêu diệt đến hơn 90% trong các tình huống sử dụng tên lửa Javelin tấn công xe tăng đối phương.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Tên lửa chống tăng dẫn đường Javelin. (Ảnh: The Drive)

Với công nghệ dẫn đường tiên tiến, Javelin được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép, cũng như các mục tiêu có tốc độ di chuyển chậm và tầm bay thấp. Javelin chủ yếu tấn công đột nóc – tức là nhằm vào nóc xe tăng, nơi có lớp bọc thép mỏng nhất, hoặc nhằm trực diện.

Nó hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", giúp tên lửa có được tính cơ động rất cao khi tác chiến tiêu diệt các loại thiết giáp, nhất là trong môi trường đô thị đông dân cư.

Javelin cũng có tầm bắn đáng nể, với phiên bản vác vai có khả năng diệt mục tiêu ở khoảng cách 4km, thậm chí có thể hạ các máy bay trực thăng tầm thấp, bay chậm.

Vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới (NLAW)

NLAW, hay còn được gọi "Vũ khí chống tăng hạng nhẹ chống xe tăng chiến đấu chủ lực" (MBT LAW), là tên lửa chống tăng đơn giản hơn so với Javelin trong khâu sử dụng, không cần cụm ngắm bắn, nhưng vẫn có thể điều khiển tên lửa tấn công mục tiêu với độ chính xác cao.

Trước khi nổ ra xung đột ở Ukraine, Anh đã chuyển cho chính quyền Kiev khoảng 2.000 đơn vị vũ khí này. Một thành viên NATO khác là Luxembourg cũng đã chuyển cho Ukraine khoảng 100 đơn vị NLAW trước chiến tranh.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Binh sĩ Ukraine với tên lửa chống tăng NLAW. (Ảnh: Military Review)

Khác với Javelin có thể bắn nhiều lần, NLAW là hệ thống diệt tăng dùng một lần, tầm bắn hiệu quả từ 800 m trở xuống, cũng hoạt động theo nguyên lý "bắn và quên", tấn công đột nóc nhằm vào xe tăng. Điều đặc biệt là NLAW có thể được bắn đi từ trong không gian hẹp.

Thực tế cho thấy NLAW là hệ thống vũ khí có tính cơ động cao và sử dụng đơn giản hơn nhiều so với Javelin. Hạn chế lớn nhất của NLAW chính là tầm bắn có phần hơi khiêm tốn.

Súng chống tăng không giật Carl Gustaf

Carl Gustaf là mẫu súng chống tăng không giật do Thụy Điển chế tạo, hiện đang được sử dụng trong quân đội nhiều nước NATO. Theo kế hoạch, Canada sẽ viện trợ cho Ukraine ít nhất 100 khẩu Carl Gustaf, đi kèm 1.000 đơn vị đạn.

Giống như RPG-7 của Liên Xô, Carl Gustaf cũng được xem là huyền thoại trong phân khúc súng chống tăng cá nhân. Nó có cỡ nòng 84 mm và có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau, từ chống tăng, phá boong ke cho đến đạn nhiệt áp. Tầm bắn hiệu quả của Carl Gustaf là từ 300 m đến 2.000 m tùy thuộc vào từng loại đạn.

Hiện vẫn chưa rõ Canada đã hoàn toàn việc chuyển giao Carl Gustaf cho Ukraine hay chưa.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Binh sĩ Ý với súng chống tăng không giật Carl Gustaf. (Ảnh: ERR)

Súng chống tăng vác vai AT-4

Ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, có thông tin cho thấy Thụy Điển đã chuyển gấp cho Kiev 5.000 đơn vị AT-4 – mẫu súng chống tăng vác vai đang được Mỹ và nhiều nước đồng minh NATO sử dụng.

AT-4 là mẫu súng chống tăng dùng một lần và không được có dẫn đường, nó sử dụng đạn rocket 84 mm có khả năng xuyên phá giáp một số dòng xe tăng hoặc thiết giáp hạng nhẹ, ngoài ra AT-4 cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt lại các điểm hỏa lực kiên cố. Một trong những ưu điểm của mẫu vũ khí này chính là khả năng bắn trong không gian hẹp như từ bên trong các tòa nhà.

Như đã nói ở trên, AT-4 không được trang bị đạn dẫn đường nên tầm bắn hiệu quả của nó từ 300 m đến 500 m. Ngoài thước ngắm tiêu chuẩn, súng có thể được gắn thêm kính ngắm quang học cho tác chiến ban đêm.

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Súng chống tăng vác vai AT-4. (Ảnh: Quân đội Mỹ)

Súng chống tăng Panzerfaust 3

Panzerfaust 3 (PzF 3) là mẫu súng chống tăng cá nhân do Đức thiết kế được xếp vào loại vũ khí sử dụng một lần hoặc nhiều lần tùy theo yêu cầu tác chiến. Về cơ bản Panzerfaust 3 khá giống với Carl Gustaf hoặc RPG-7 khi có thể bắn được nhiều loại đạn khác nhau.

Quân đội Đức phát triển Panzerfaust 3 như một loại vũ khí chống tăng cá nhân có thể vô hiệu hóa các dòng xe tăng chiến đấu chủ lực được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA), một số chuyên gia quân sự nhận định Panzerfaust 3 hoàn toàn có thể tiêu diệt các xe tăng hiện đại nhất của Nga ở cự ly thích hợp.

Nhiều loại đạn chống tăng đã được phát triển cho hệ thống này kể từ khi nó đi vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1987, mỗi loại đều có một số loại đầu nhô ra nhằm giúp đánh bại giáp phản ứng nổ (ERA).

Các loại tên lửa NATO sắp viện trợ cho Ukraine

Binh sĩ Đức với súng chống tăng Panzerfaust 3. (Ảnh: Pinterest)

Tầm bắn hiệu quả của Panzerfaust 3 nằm trong khoảng 400 m đến 600 m, tùy thuộc vào từng loại đạn. Dù là vũ khí bắn một lần Panzerfaust 3 vẫn được trang bị kính ngắm quang học.

Theo Bộ Quốc phòng Hà Lan, họ đang gửi 50 khẩu Panzerfaust 3 cùng 400 đơn vị đạn cho Ukraine, về phía Đức con số này vào khoảng 1.000 khẩu nhưng không rõ số lượng đạn đi kèm. Bộ Quốc phòng Ý cũng có kế hoạch viện trợ Panzerfaust 3 cho Ukraine.

Ngoài các vũ khí chống tăng và tên lửa phòng không vác vai đã nêu trên, các nước NATO còn viện trợ cho Ukraine thêm hàng ngàn đơn vị súng chống tăng và rocket chống tăng các loại, như M141 Bunker (Mỹ), M72 LAW (Mỹ), APILAS (Phần Lan), Alcotán-100 (Tây Ban Nha) và C90-CR (Tây Ban Nha).

Danh sách của The Drive có thể không đầy đủ nhưng các mẫu vũ khí quân đội Ukraine đang sử dụng đều đã được nêu tên. Cũng phải nói thêm rằng hầu hết các mẫu vũ khí chống tăng NATO viện trợ cho Ukraine đều là loại sử dụng một lần, có thiết kế đơn giản và dễ vận hành, điều này sẽ giúp rút ngắn thời gian huấn luyện cho binh sĩ trên chiến trường.

Việc quân đội Ukraine có thể sớm đưa vào trang bị các loại vũ khí mới có thể trở thành yếu tố then chốt giúp họ giữ vững phòng tuyến trước các mũi tiến công của quân đội Nga trong thời gian tới.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
28.00 (0.00%)
17.60 (0.00%)
3,306.00 -42.00 (-1.25%)
prev
next

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả