menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Văn Hoàng

Các lãnh đạo nhóm G7 gặp khó khăn về những vấn đề quốc tế

Lãnh đạo các nước nhóm G7 sẽ tới miền Nam Italy trong tuần này để tham gia hội nghị thượng đỉnh trong bầu không khí ảm đạm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đang phải đối mặt với hội đồng cử tri phân cực và tỉ lệ chấp thuận được cho là kém khả quan trước kỳ bầu cử Tổng thống tới đây vào tháng 11. Thủ tướng Anh Rishi Sunak đối diện tình huống khó khăn bội phần trong cuộc bầu cử quốc gia vào tháng tới.

Lãnh đạo Pháp và Đức đang chao đảo sau khi bị đánh bại trong những cuộc bầu cử gần đây tại châu Âu, và kết quả các cuộc trưng cầu dân ý đều có phần ảm đạm cho Thủ tướng các nước Canada và Nhật Bản.

Có vẻ chỉ có lãnh đạo nước chủ nhà, nguyên thủ Italy Giorgia Meloni sẽ có mặt tại hội nghị một cách hưng phấn sau khi chiến thắng trong cuộc bầu cử EU tại Italy, nhưng các nhà phân tích chính trị cho rằng bà cũng sẽ khó có thể đạt được kết quả đáng kể tại hội nghị tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Borgo Egnazia này.

Francesco Galietti, nhà sáng lập văn phòng phân tích rủi ro chính trị Policy Sonar cho biết: “Là nước chủ nhà của G7, bà mong muốn đón chào những lãnh đạo đầy quyền lực. Nếu như khách mời là những quan chức yếu thế, bà khó có thể đạt được thành quả nào”.

“Nếu họ không có quyền lực trên sân nhà, thì làm sao họ có thể có quyền lực trên trường quốc tế?”

Lãnh đạo những nền dân chủ lớn nhất thế giới này đang phải đối mặt với những chương trình nghị sự đáng gờm cho cuộc họp ngày 13-15/6 – bao gồm cuộc chiến tại Ukraine và Trung Đông, vấn đề mất cân bằng giao thương so với Trung Quốc, những rủi ro từ trí tuệ nhân tạo, và những thử thách về phát triển châu Phi.

Những lãnh đạo này cũng phải tiếp đón một lượng lớn bất thường các khách mời từ bên ngoài, bao gồm Giáo hoàng Francis và lãnh đạo các cường quốc khu vực lớn nhất trên toàn thế giới như Ấn Độ, Brazil, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Algeria và Kenya. Hoàng tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi cũng đã lên kế hoạch tham dự, nhưng Italy trong ngày thứ Ba đã cho biết ông đã hủy kế hoạch này mà không đề cập lý do.

Một quan chức Italy yêu cầu giữ kín danh tính cho biết: “G7 là hội nghị tập họp nhiều quốc gia có chung tầm nhìn về tiêu chuẩn và nguyên tắc căn bản, nhưng không phải là một tòa thành khép cửa. Hội nghị này rộng mở cho toàn thế giới”.

Tài sản đóng băng của Nga

Trước hội nghị bắt đầu trong ngày thứ Năm này, các nhà ngoại giao đang tìm phương hướng vượt qua một hàng rào pháp lý ngăn các nước tận dụng nguồn lợi nhuận phát sinh từ lượng tài sản của Nga bị đóng băng tại các nước phương Tây.

Một lượng quỹ ngân hàng trung ương Nga trị giá 260 tỷ euro đang bị đóng băng trên toàn thế giới, phần lớn là tại các nước Liên minh Châu Âu.

Một số Chính phủ các nước EU muốn tận dụng nguồn lãi suất để giúp đỡ Ukraine, trong khi Mỹ có kế hoạch tham vọng hơn, kêu gọi tận dụng nguồn lợi nhuận để đề ra một khoản vay nhiều năm có trị giá lên tới 50 tỷ USD.

Daleep Singh, nhà ngoại giao Mỹ sẽ tham gia hội nghị G7, trong tuần vừa rồi đã cho biết: “Tất nhiên là số tiền đó quan trọng, nhưng nó cũng mang tính dấu hiệu, và những lãnh đạo của chúng ta trong năm nay có cơ hội gửi tín hiệu rõ ràng rằng (Tổng thống Nga Vladimir) Putin không thể qua mặt chúng ta”.

Rome và Washington mong muốn có thể đề ra thỏa thuận tại Puglia, tuy nhiên một quan chức Đức trong tuần vừa rồi đã cho biết khả năng này khó có thể xảy ra.

Mặc cho những bất đồng về vấn đề này, các đối tác trong nhóm G7 gần như đã hoàn toàn nhất trí về việc cần phải đối đầu với Nga, và trong năm thứ hai liên tiếp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh này.

Tuy nhiên có ít hòa hợp hơn trong nhóm các cường quốc này về vấn đề Israel và Hamas, với các nước EU chia rẽ rõ rệt giữa nhóm các nước ủng hộ Israel và các nước khác ủng hộ người Palestine.

Cũng tương tự, khác biệt giữa các nước sẽ thể hiện rõ xung quanh những thảo luận về Trung Quốc. Những lãnh đạo G7 được kỳ vọng sẽ thể hiện lo ngại về tiềm năng công nghiệp khổng lồ của Trung Quốc.

Raffaele Marchetti, Giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Luiss của Rome cho biết: “Một số quốc gia châu Âu có quan hệ kinh tế sâu sắc với Trung Quốc và vì vậy chúng tôi tin rằng sẽ có ít sự đồng lòng về vấn đề này hơn so với những vấn đề khác, ví dụ như vấn đề về Nga”.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả