Các hình thức M&A phổ biến nhất hiện nay theo quy định
M&A được biết tới là một phần không thể thiếu trong kinh doanh toàn cầu. Hiện nay, các hình thức M&A dễ dàng kể đến là mua tài sản và mua cổ phiếu. Trong đó, mỗi hình thức lại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Cho nên các doanh nghiệp sẽ dựa vào các tiềm lực, các điều kiện cùng khả năng của mình để làm căn cứ chọn lựa hình thức M&A phù hợp.
Những lợi ích của hình thức M&A với doanh nghiệp
Bên cạnh lợi ích lớn nhất có thể thấy rõ mà chiến lược M&A đem tới cho doanh nghiệp là mở rộng quy mô và nâng cao năng suất, tạo thuận lợi trong phát triển. Thì hình thức M&A còn mang tới các lợi ích cho doanh nghiệp như:
Các hình thức M&A phổ biến, đúng theo quy định hiện nay
Khi đã hiểu lợi ích của hình thức M&A là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm về các hình thức M&A phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng hiện nay nhé.
M&A kết hợp
M&A kết hợp chính là một hình thức mua bán và sáp nhập. Nơi các công ty hoạt động trong cùng một ngành vậy nhưng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Cùng hợp lực nhằm tạo nên các tập đoàn mạnh mẽ.
Chiến lược này cũng tập trung vào việc phục vụ một nhóm khách hàng cụ thể. Trên cơ sở thông qua việc kết hợp các sản phẩm có tính bổ sung, song hành cùng nhau. Chiến lược mua bán và sáp nhập kết hợp sẽ không chỉ nhấn mạnh vào sự bổ sung sản phẩm. Hơn hết còn là một bước tiến quan trọng trong việc cung cấp giải pháp toàn diện, tiện ích nhất cho khách hàng.
Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên sản xuất xe hơi tiến hành mua bán, sáp nhập với một công ty chuyên về lốp ô tô nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng.
M&A theo chiều ngang
Hình thức M&A theo chiều ngang thường được sử dụng cho các doanh nghiệp cung cấp cùng các dòng sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau, thuộc cùng một lĩnh vực cụ thể. Các công ty trong trường hợp này phổ biến là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Lợi ích của hình thức M&A theo chiều ngang này là giúp các doanh nghiệp có thể giảm chi phí cố định. Cũng như mở rộng thị trường, đa dạng hóa được mặt hàng và tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, để loại bỏ được sự cạnh tranh vốn có.
Ví dụ: Tháng 1/2016 Toyota tuyên bố tiến hành mua lại toàn bộ của Daihatsu – Thương hiệu ô tô được thành lập sớm nhất tại Nhật Bản. Cách làm này của Toyota chính là minh chứng cho việc cụ thể hóa việc mở rộng quy mô sản xuất nội địa hóa những mẫu ô tô cỡ nhỏ.
M&A theo chiều dọc
M&A theo chiều dọc được hiểu là hình thức sáp nhập, mua bán giữa các doanh nghiệp có cùng chuỗi giá trị sản xuất và một dịch vụ có tiềm năng. Chỉ có sự khác biệt duy nhất tại giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động. Hình thức này cũng được sử dụng nhiều với nhiều lợi ích tránh sự gián đoạn trong quá trình cung cấp sản phẩm,... Nhờ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cũng như giảm được đáng kể chi phí trung gian.
Ví dụ: Một doanh nghiệp chuyên phân phối các sản phẩm săm lốp có thể sáp nhập cùng doanh nghiệp khác chuyên sản xuất về cao su. Như vậy có thể sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn vì các cung cấp, đồng thời hạn chế được các khoản chi phí chung gian.
Những chia sẻ hôm nay đã cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về các hình thức M&A và lợi ích khi giao dịch M&A. Hãy tiếp tục theo dõi Công ty luật Lê & Trần để cập nhật những thông tin hữu ích nhất.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận