BoJ hạ nhiệt lo ngại lãi suất, chứng khoán châu Á 'cất cánh'!
Cổ phiếu châu Á tăng giá sau khi Phó thống đốc BoJ tuyên bố sẽ không tăng lãi suất nếu thị trường bất ổn, trấn an các nhà đầu tư đang lo lắng về sự sụt giảm của USDJPY.
Hai chỉ số cổ phiếu quan trọng của Nhật Bản đều tăng sau khi USDJPY tăng 2%. Phó thống đốc BoJ Shinichi Uchida lưu ý đến sự biến động gần đây trên thị trường Nhật Bản, cho biết định hướng lãi suất của BoJ sẽ thay đổi nếu có tác động đến triển vọng chính sách. Cổ phiếu tại Đài Loan và Hàn Quốc tiếp tục đà tăng, trong khi thước đo khu vực tăng 1.7%.
Các nhà giao dịch đang cân nhắc liệu đợt bán tháo toàn cầu gần đây có phải là phản ứng thái quá trước dữ liệu kinh tế yếu kém của Mỹ hay không, với dữ liệu của Goldman Sachs Group cho thấy các quỹ phòng hộ đã tận dụng sự sụp đổ của ngày thứ 2 để mua cổ phiếu. Ở châu Á, câu hỏi đặt ra là liệu giai đoạn tồi tệ nhất của sự sụp đổ các giao dịch “carry trade” và các vị thế đòn bẩy trong cổ phiếu Nhật Bản đã qua hay chưa.
Mức biến động của chỉ số Nikkei vẫn còn cao
“Yếu tố quan trọng đối với Nhật Bản, như chúng ta đã thấy, đối với cổ phiếu toàn cầu, là sức mạnh của đồng Yên, cũng là biểu hiện của triển vọng kinh tế Hoa Kỳ”, Kyle Rodda, một nhà phân tích thị trường cấp cao tại Capital.Com cho biết. “Hiện tại, USDJPY đang dao động quanh mức 145. Nếu cặp tỷ giá này vẫn duy trì sự ổn định và có thể giảm hơn nữa, chỉ số Nikkei sẽ phục hồi và trở lại bình thường”.
Chỉ số S&P 500 tăng sau cuộc khủng hoảng toàn cầu
Arindam Sandilya, đồng giám đốc chiến lược FX toàn cầu, cho biết trên Bloomberg TV rằng việc gỡ bỏ các giao dịch “carry trade” đã hoàn tất 50% đến 60%. Các nhà đầu tư sử dụng đồng tiền giá rẻ để cấp vốn cho các khoản đầu tư vào tài sản có lợi suất cao hơn đã “gặp xui” khi USDJPY giảm 11% trong tháng qua.
Chỉ số Nikkei và Topix đã tiến vào thị trường giá xuống hôm thứ 2 sau khi giảm 20% so với mức đỉnh vào tháng 7. Mức biến động của Nikkei đã chạm mức đỉnh kể từ năm 2008 vào đầu tuần.
Lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm gần như đi ngang sau khi tăng 10 bps lên 3.89% vào thứ 3.
Ở nơi khác, NZDUSD đã tăng lên sau khi tỷ lệ thất nghiệp tăng ít hơn dự kiến. Dầu giảm sau khi một báo cáo của ngành cho thấy lượng hàng tồn kho của Hoa Kỳ tăng sau năm tuần giảm.
Carol Schleif tại BMO Family Office cho biết: “Chúng tôi sẽ mô tả đợt thoái lui gần đây của thị trường như một đợt điều chỉnh tiêu biểu, sau nhiều tháng ít biến động cho đến nay trong năm 2024. Việc thị trường ít biến động trước vài tuần qua là điều bất thường và đợt điều chỉnh hiện tại thực sự khá bình thường, đặc biệt là trong tháng 8, theo truyền thống là thời điểm biến động đối với thị trường do khối lượng giao dịch thấp hơn và tình trạng ảm đạm của mùa hè”.
Thị trường nhìn chung vẫn không biến động nhiều vào thứ Ba, sau đợt thoái lui do dữ liệu kinh tế yếu, báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ không mấy ấn tượng, và xu hướng theo mùa kém. Sự lo ngại trong vài ngày qua đã đẩy S&P 500 đến bờ vực điều chỉnh, với mức giảm khoảng 8.5% so với mức đỉnh.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận