Bộ Công Thương yêu cầu Masan báo cáo vụ 1,4 tấn mỳ Omachi bị tiêu hủy do có chất cấm
Bộ Công Thương cho biết đã nắm được thông tin từ báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan. Bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp sớm có báo cáo cụ thể về vấn đề này và sau khi xác minh, làm rõ thì sẽ thông tin cụ thể tới báo chí...
Hãng tin CNA (Đài Loan) mới đây đưa tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và phúc lợi Đài Loan phát hiện mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide (EO) xuất xứ từ Việt Nam.
Cụ thể, cơ quan chức năng Đài Loan đã phát hiện trong gói bột gia vị mì gói hương vị tôm chua cay của Omachi có chứa 0,195 mg/kg EO chưa được cấp phép. Tổng khối lượng bị tiêu hủy là 1.440 kg.
Ông Trần Khánh Du (Chen Qingyu), Trưởng phòng Quản lý Trung tâm Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Quận Bắc, nói với CNA đây là lần đầu tiên doanh nghiệp này vi phạm các quy định, nhưng đã có ba lô mì ăn liền được nhập khẩu từ Việt Nam vi phạm quy định.
“Tới đây, tỷ lệ lấy mẫu đối với tất cả các loại sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp khác nhau nhập từ Việt Nam sẽ được tăng từ 20% lên 50%”, ông Trần Khánh Du nói.
Omachi là một trong hai thương hiệu mì chủ lực của Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) – thành viên của Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN), cùng với Kokomi. Năm 2021, doanh thu thuần của ngành hàng thực phẩm tiện lợi Masan Consumer đạt 8.629 tỉ đồng, tăng trưởng 25,4% so với năm 2020 (Omachi tăng 25,1% và Kokomi tăng 33,5%). Omachi và Kokomi cũng là 2/5 thương hiệu của MCH có doanh thu trên 2.000 tỉ đồng.
Về vấn đề này, Bộ Công Thương cho biết đã nắm được thông tin từ báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan. Bộ sẽ yêu cầu doanh nghiệp sớm có báo cáo cụ thể về vấn đề này và sau khi xác minh, làm rõ thì sẽ thông tin cụ thể tới báo chí.
Về phía Masan Consumer, đơn vị này cho biết ngay sau khi nhận được thông tin về vụ việc, Masan Consumer đã lập tức tiến hành các bước xác minh cần thiết. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Masan Consumer không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo của TFDA.
Công ty đang phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối với các Nhà phân phối, Đại lý kinh doanh các sản phẩm Masan Consumer, luôn có những điều khoản quy định nghiêm ngặt ghi rõ trong hợp đồng phân phối về việc không được xuất khẩu sản phẩm của thị trường này sang thị trường khác và Masan Consumer cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định này theo đúng cam kết trong hợp đồng và tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Hiện Masan là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm mì ăn liền quy mô lớn thứ 2 tại thị trường Việt Nam với doanh thu năm 2021 đạt 8.800 tỷ đồng.
Đối với thông tin này có ảnh hưởng gì tới mã cp MSN không thì mình không dám chắc chắn nhưng nhận định theo ý kiến cá nhân là sẽ không có ảnh hưởng nhiều quá. Bản chất là do tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mỳ Omachi mà Masan Consumer sản xuất khi xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường sở tại.
Nguồn: Tổng hợp + nhận định
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận