Bitcoin: Vấn đề tiêu tốn năng lượng gây lo ngại cho tương lai của đồng tiền
Giá trị gia tăng khuyến khích các "thợ đào" bitcoin cạnh tranh với nhau để khai thác các token mới.
Ngành công nghiệp bitcoin không tạo ra bất kỳ sự ủng hộ nào bằng cách từ chối cả việc chấp nhận rằng năng lượng sử dụng của bitcoin đang là một vấn đề.
Khi bitcoin tăng lên mức giá chưa từng có cũng là khi ma trận các máy tính trên khắp thế giới chạy phần mềm bitcoin tiêu tốn năng lượng trong một năm ngang với Thụy Điển, các tính toán mới nhất cho thấy.
Giá càng cao, mạng lưới này càng sử dụng nhiều điện. Iran gần đây đã bị rung chuyển bởi tình trạng mất điện mà một phần nguyên nhân là do bitcoin. Bill Gates gần đây đã cảnh báo bitcoin "không phải là một thứ tuyệt vời với khí hậu", trong khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellan đã gọi lượng năng lượng tiêu tốn của đồng tiền ảo này là "đáng kinh ngạc".
Được coi là công cụ để thách thức các ngân hàng trung ương sau hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, bitcoin xuất hiện bí ẩn đến mức không ai thực sự biết người đã tạo ra nó.
Bitcoin đã tăng vọt từ khoảng 10,000 đô la trong phần lớn thời gian năm ngoái lên khoảng 58,000 đô la ở thời điểm hiện tại, nhờ việc các nhà đầu tư lo sợ tiền tệ truyền thống bị mất giá, một lượng lớn các nhà giao dịch đầu cơ cho tương lai và nhờ Elon Musk, người đã tweet rằng bạn có thể sử dụng bitcoin để mua Teslas. Hiện đồng tiền ảo này được coi là có đầy tiềm năng để trở thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu mới.
Nhưng khi các ngân hàng Phố Wall triển khai dịch vụ bitcoin, họ nhận thấy chi phí môi trường của nó khó thuyết phục các cổ đông và khách hàng ngày càng có ý thức về môi trường. Các chuyên gia nói với Insider rằng bitcoin phải đối mặt với Catch-22.
Giống như bản thân tiền điện tử, cộng đồng sử dụng bitcoin là phi tập trung, thách thức và không công khai. Không ai có thể đơn giản nói với cộng đồng này đáp ứng lời kêu gọi giảm lượng khí thải carbon.
Alex de Vries, một nhà kinh tế học người Hà Lan, người đã tạo ra Chỉ số tiêu thụ năng lượng Bitcoin, ước tính lượng điện được sử dụng đã tăng gấp đôi kể từ năm 2017 lên từ 78 terawatt giờ (TWh) đến 101 TWh một năm. Hơn một nửa số thợ đào bitcoin cư trú tại Trung Quốc, nơi hầu hết sử dụng than để tạo ra điện.
Bitcoin không có dạng vật chất. "Đào" là hoạt động mạng lưới máy tính tìm kiếm các token mới bằng cách giải các phép tính phức tạp.
Các token mới mà những tính toán này phát hiện ra là phần thưởng cho những người thợ đào vì đã sử dụng sức mạnh tính toán và điện năng của họ để bảo vệ mạng lưới trước các vụ tấn công và ghi lại các giao dịch trên sổ cái phi tập trung của bitcoin, được biết đến với tên gọi là blockchain.
As the price climbs, those running the vast networks of computers dedicated to solving these calculations can sell them and direct more computing power toward the network, creating a cyclical effect as they compete with other miners to find new bitcoin first.
Khi giá bitcoin tăng cao, những người thợ đã giải quyết các phép tính có thể bán các đồng tiền được nhận và đồng thời tạo ra sức mạnh tính toán lớn hơn cho mạng lưới, tạo ra hiệu ứng chu kỳ khi họ cạnh tranh với các thợ đào khác để tìm bitcoin mới trước tiên.
De Vries cho rằng việc sử dụng năng lượng của bitcoin sẽ tiếp tục tăng khi giá đồng tiền này tăng và các thợ đào mua nhiều phần cứng hơn.
Ông dự báo mạng lưới có thể sớm tiêu thụ 200 TWh, nhiều ngang với tất cả các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu và tương đương với London.
Ông cho biết các nhà đầu tư tiềm năng có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng năng lượng của bitcoin, đồng thời nói thêm, "Tôi nghĩ đây sẽ là một vấn đề lớn đối với bitcoin".
Nhưng đối với những người ủng hộ bitcoin, thực tế là nó cho phép mọi người thực hiện các giao dịch bán ẩn danh và không cần có sự chấp thuận của bên thứ ba đem lại nhiều lợi ích hơn là chi phí môi trường.
Nic Carter, một nhà đầu tư bitcoin và là đối tác của công ty đầu tư mạo hiểm tập trung vào tiền điện tử Castle Island Ventures, nói với Insider việc sử dụng năng lượng của bitcoin "không phải là một cuộc tranh luận mới".
Ông bổ sung: “Chi phí của hệ thống tiền USD còn khó hiểu hơn nhưng chúng cực kỳ thực tế”.
Ông nói rằng nếu các nhà đầu tư có ý thức về tác động môi trường từ chối mua bitcoin "vì nó tiêu thụ năng lượng - giống như mọi tiện ích khác trên hành tinh - thì họ chỉ làm cho chính họ và các nhà đầu tư của họ thiệt hại."
Những người khai thác bitcoin, được khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo nhờ trợ cấp chính phủ, đã tìm kiếm những cách bền vững để cung cấp năng lượng cho hệ thống máy tính của họ.
Một công ty của Đức đã thành lập một cơ sở khai thác dưới vịnh hẹp của Na Uy, sử dụng thủy điện để cung cấp năng lượng cho máy móc và nước đá để làm mát chúng.
Nhưng ước tính về mức độ sử dụng năng lượng sạch tổng thể của bitcoin rất khác nhau.
Trong một nghiên cứu năm 2019, phân tích của công ty quản lý tài sản tiền điện tử CoinShares đã kết luận rằng 74% lượng điện của mạng lưới bitcoin đến từ năng lượng tái tạo. Nhưng trong một cuộc khảo sát của Trường Kinh doanh Judge của Đại học Cambridge cùng năm, chỉ có 39% thợ mỏ nói rằng năng lượng họ dùng đến từ năng lượng tái tạo.
Năng lượng tái tạo không phải là cách duy nhất để sử dụng ít năng lượng hơn.
Ethereum, đồng tiền điện tử lớn thứ hai sau bitcoin, có tổng giá trị 200 tỷ đô la so với mức vốn hóa thị trường 1 nghìn tỷ đô la của bitcoin cũng đã tăng vọt trong năm ngoái. Nhu cầu năng lượng của nó tăng vọt lên 30 TWh mỗi năm, tăng từ mức 7 TWh vào 12 tháng trước, theo tính toán của de Vries.
Ethereum đã tìm cách cắt giảm việc sử dụng năng lượng của mình bằng cách chuyển sang thuật toán "bằng chứng cổ phần", trong đó, thay vì những người khai thác tạo ra các token mới như là một phần thưởng cho việc bảo mật blockchain, "stalkers" giữ các token hiện có và có thể đưa chúng vào mạng lưới, tạo ra các token mới và giúp xác thực các giao dịch.
Nhưng De Vries cho biết việc khắc phục tình trạng năng lượng của bitcoin theo cách này sẽ là không thể nếu không có những thay đổi cơ bản đối với bitcoin.
Các thợ đào và nhà phát triển của nó có thể bỏ phiếu cho một sự thay đổi như vậy nhưng những thay đổi cơ bản đối với phần mềm cốt lõi của bitcoin thường không được ưa chuộng.
Một đề xuất để làm cho bitcoin phù hợp hơn với các khoản thanh toán nhỏ vào năm 2017 đã gây ra một cuộc chia rẽ đến nỗi một nhóm thợ đào đã quyết định chia tách blockchain và tạo ra một loại tiền điện tử mới gọi là bitcoin cash.
Frances Coppola, một tác giả chuyên về ngân hàng, tài chính và kinh tế, nói với Insider rằng bitcoin cần phải phát triển nếu muốn giải quyết vấn đề.
"Tôi nghĩ rằng ngành công nghiệp bitcoin không tạo ra bất kỳ sự ủng hộ nào bằng cách từ chối cả việc chấp nhận rằng năng lượng sử dụng của bitcoin đang là một vấn đề, chứ đừng nói đến việc thay đổi điều gì", bà bổ sung.
De Vries nói thêm rằng, nếu các nhà giao dịch, thợ đào và những người ủng hộ không thể giải quyết tác động đến môi trường của bitcoin, việc chính phủ can thiệp "có vẻ như là một kết quả không thể tránh khỏi".
Bitcoin có thể được thiết lập để tránh xa các cơ quan chức năng, nhưng khi hàng trăm nghìn người mơ ước được theo chân các nhà đầu tư ban đầu vào hàng ngũ những người giàu nhất thế giới, nó khiến các chính phủ không thể làm ngơ.
Ấn Độ đã đề xuất phạt bất kỳ ai giao dịch hoặc sở hữu bitcoin. Khi Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Yellan lên án việc sử dụng năng lượng của đồng tiền này, bà cũng cảnh báo các nhà đầu tư rằng nó "cực kỳ kém hiệu quả" và "thường là cho mục đích tài chính bất hợp pháp."
Nhưng De Vries bổ sung rằng, bất cứ điều gì xảy ra, bitcoin có thể sẽ tồn tại ở một số hình thức.
Ông nói rằng nó sẽ "tiếp tục tồn tại miễn là một số người nghĩ rằng nó có giá trị ... chỉ là không có cùng giá trị thị trường như ngày nay".
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường