Báo cáo phân tích Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (IDI)
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia (viết tắt là IDI) được thành lập vào năm 2003. Sau 8 năm phát triển, công ty đã tiến hành đăng ký niêm yết cổ phiếu lần đầu vào tháng 2/2011 với mã chứng khoán IDI.
A. TỔNG QUAN CÔNG TY
Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát đối với IDI:
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sao Mai (An Giang) đang nắm giữ số cổ phần như trên. Bên cạnh Sao Mai An Giang, đa số thành viên HĐQT và người có liên quan của Sao Mai An Giang cũng đang nắm giữ cổ phần của IDI, tổng số cổ phần vượt quá 51% tổng số vốn điều lệ của IDI, vì vậy mà có thể xem Sao Mai An Giang là doanh nghiệp chi phối IDI.
Lĩnh vực hoạt động:
Hiện tại I.D.I hoạt động trong 3 lĩnh vực chính như sau:
- Nuôi trồng, chế biến cá tra fillet đông lạnh để xuất khẩu.
- Kinh doanh bất động sản.
- Sản xuất và kinh doanh dầu cá.
Về địa bàn hoạt động, tính đến năm 2021, công ty đã xuất khẩu các mặt hàng liên quan đến cá cho hơn 100 khách hàng thuộc 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới. Trong đó, thị trường Trung Quốc – Hồng Kông chiếm tỷ lệ hơn 40% và thị trường Mexico chiếm hơn 24% tổng doanh thu xuất khẩu trong 02 năm gần nhất.
Tiếp tục phát triển lĩnh vực chiến lược của công ty là cá tra, cá basa đồng thời đầu tư quỹ bất động sản theo hướng bền vững.
Hình thành các vùng nuôi quy mô công nghiệp tập trung có diện tích lớn theo tiêu chuẩn ASC phù hợp với từng thị trường. Từ đó, tạo sản lượng cá tra công nghiệp lớn nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước, gắn với truy xuất nguồn gốc, xây dựng một thương hiệu thủy sản uy tín, chất lượng cao.
Giữ vững thị phần xuất khẩu vào các thị trường lớn như EU, Nam Mỹ, Trung Quốc… Đồng thời không ngừng mở rộng thị trường mới để tăng thị phần trên các nước và khu vực tiềm năng khác như Nga, Anh, Trung Đông, Ấn Độ, các nước Đông Âu, ….
Tổ chức sản xuất thủy sản liên hoàn theo chuỗi giá trị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hình thành hệ thống liên kết kênh phân phối thủy sản trong và ngoài nước. Xây dựng mối quan hệ liên kết, chia sẻ lợi ích giữa các bên có liên quan và tạo môi trường thuận lợi nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đặc biệt, công ty sẽ chú trọng giám sát đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo bảo cân bằng lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi giá trị của quá trình sản xuất thủy sản.
B. TỔNG QUAN NGÀNH CÁ TRA
1. Ngành chế biến và xuất khẩu cá tra
Lĩnh vực thủy sản nước ta quý I/2022 đạt kết quả tích cực với mức tăng trưởng 2,54%. Ngành thủy sản tuy gặp khó khăn, trở ngại do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và cuộc chiến tranh Nga – Ukraina nhưng vẫn có sự phục hồi mạnh mẽ, ấn tượng cả về sản xuất và xuất khẩu. Về sản xuất, tính chung quý I năm 2022, sản lượng thủy sản ước tính đạt 1.863,6 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Cá đạt 1.385,2 nghìn tấn, tăng 1,7%. 2022 là năm có sản lượng thủy sản quý I cao nhất trong 5 năm từ 2018-2022. Về xuất khẩu, quý I năm 2022 cũng là năm đạt giá trị xuất khẩu thủy sản cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản nước ta trong tháng 3/2022 ước đạt 900 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả ấn tượng ngành thủy sản chủ yếu do ngành hàng cá tra đang trên đà hồi phục mạnh. Sản lượng cá tra tháng Ba ước tính đạt 140,7 nghìn tấn, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung quý I năm 2022, sản lượng cá tra đạt 342,6 nghìn tấn, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng cá tra quý I năm nay đạt mức sản lượng cao nhất quý I các năm từ 2018-2022, tăng trưởng tuy không cao bằng cùng kỳ năm 2019 (13,82%) nhưng vẫn là mức tăng ấn tượng 6,46%, tăng 7,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng của nó. Tại Việt Nam, cá tra đã được nuôi và phát triển chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp là những vùng nuôi cá tra lớn nhất chiếm hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước. Ngành cá tra tự kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu theo hướng sản xuất bền vững theo chuỗi.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định nhu cầu tiêu thụ thủy sản của thế giới tăng bật trở lại sau thời gian dài đè nén bởi dịch COVID-19, giá các sản phẩm thủy sản cũng tăng theo xu hướng lạm phát giá trên thị trường thế giới. Lạm phát và căng thẳng giữa Nga-Ukraine cũng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Sau khi áp lệnh trừng phạt với Nga, quốc gia có nguồn cung cá thịt trắng hàng đầu, các nước như châu Âu, Mỹ, Anh rơi vào tình trạng thiếu cá thịt trắng và phải tìm kiếm thêm các nguồn cung khác. Đó là lý do giúp xuất khẩu cá tra tăng 83% trong 6 tháng đầu năm.
1. Công ty IDI
Năm 2021, công ty xuất khẩu tổng cộng 47.291 tấn các sản phẩm cá tra đông lạnh đi 41 quốc gia trên thế giới, trong đó các quốc gia châu Á và châu Mỹ là các khách hàng lớn nhất chiếm lần lượt 61% và 28% tổng giá trị. Trung Quốc là thị trường lớn nhất với 44,5% tổng giá trị. Tuy nhiên cơ cấu thị trường của IDI đã có sự thay đổi lớn trong năm 2022 do ảnh hưởng của chiến tranh Nga – Ukraina và chính sách Zero-Covid của Trung Quốc.
Theo thông tin từ doanh nghiệp, kim ngạch xuất khẩu đi thị trường châu Mỹ của IDI đã tăng lên mức gần 40% trong 5 tháng đầu năm 2022 và doanh thu từ thị trường Trung Quốc chỉ còn chiếm 15% tổng kim ngạch so với mức 44.5% của cả năm trước đó. Nguyên nhân của việc sản lượng xuất khẩu đi Trung Quốc sụt giảm do chính sách Zero- Covid của nước này liên tục áp các lệnh cấm lên hàng thủy sản Việt Nam sau khi một số nhỏ sản phẩm dương tính với SARS–COVI-2 trên bao bì. Chính sách này kéo dài từ năm 2021 và lệnh cấm gần nhất có hiệu lực trong 7 ngày và mới được thu hồi ngày 21/7/2022. Việc chuyển dịch tỷ trọng thị trường này giúp biên lợi nhuận của IDI tăng lên do thị trường Châu Mỹ và Châu Âu thường có giá bán tốt hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc.
Giá cá tra và giá nguyên liệu IDI
C. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Do ảnh hưởng từ Covid 19 và chính sách zero Covid đến từ thị trường xuất khẩu cá lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc nên năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của IDI trong 2020-2021 có sự sụt giảm. Tuy nhiên đến đầu 2022, theo đà hồi phục của nền kinh tế thế giới cùng với chiến tranh Nga-Ukraina đã tạo cơ hội cho Việt Nam mở rộng thị trường tại Bắc Mỹ và EU từ 34% thị phần năm 2021 lên 55% năm 2022. Tỷ trọng xuất khẩu cá tra có sự thay đổi lớn khi Trung Quốc không còn là thị trường nhập cá lớn nhất của IDI nữa. Tuy nhiên, chính sách zero Covid đã chính thức hết hiệu lực sau gần 2 năm thực thi và điều này mang đến kì vọng về số lượng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng trở lại cùng với nhu cầu cá tra từ EU và Bắc Mỹ vẫn đang tăng cao sẽ mang đến dự báo tăng trưởng vô cùng tích cực trong năm 2022.
Kết quả kinh doanh đi lên là điều kiện giúp IDI thực hiện chia cổ tức. Dự kiến ngày 10/10/2022 tới đây IDI sẽ trả cổ tức tằng tiền mặt với 1.500 đồng/1 cổ phiếu cho gần 228 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Chỉ số ROE Q2 năm 2022 cao chưa từng thấy 15,8%; cao hơn cùng kỳ năm ngoái gần 4,7 lần và cao hơn bình quân ngành chế biến thuỷ sản có ROE dao đôngj từ 2%-10%.Chỉ số ROE cao cho thấy công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông đặc biệt là khi chỉ số ROE cao hơn lãi vay ngân hàng.
Tuy nhiên, trong năm 2023-2024, chỉ số ROE và biên lợi nhuận có khả năng giảm do IDI đã hết nguồn nguyên liệu dự trữ giá vốn có giá rẻ như năm 2022. Mặc dù vậy, công ty vẫn có dự báo tăng trưởng tích cực trong những năm tới do thị trường cá tra của Việt Nam chiếm đến 90-94% thế giới và nhu cầu về cá có xu hướng tăng và kéo dài.
D. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
IDI 23/09 bị áp lực bán lớn vào cuối phiên sáng và phiên chiều. Giảm -4.81%
Hình thành một cây nến marubozu đỏ và đặc. Chạm vào xu hướng đi lên của mô hình tam giác cân.
Chỉ báo MACD cho thấy: tín hiệu cũng như áp lực bán tăng khi mà 2 đường tín hiệu và MACD có xu hướng cắm xuống và đi qua đường Zero vào phân kỳ âm.
Với tín hiệu của nến và MACD cùng với mô hình tam giác cân của IDI. Tín hiệu mua vào là chưa rõ
Chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên đợi một cây nến eak để có tín hiệu rõ hơn, giao dịch an toàn hơn trong lúc VNI-INDEX chưa ổn định
* Với trường hợp 1: giá của IDI phá vỡ xuống dưới
- Canh mua vùng kháng cứ gần nhất : ~ 17.04
- Chốt lời : 21.30 ~ (+21%)
- Cắt lỗ: 15.5 (-10%)
* Với trường hợp 2: giá của IDI phá vỡ đi lên:
- Có thể canh mua ở giá hiện tại và chờ đợi một cú phá vỡ đi lên: ~ 21.00
+ Để chắc chắn hơn xu hướng được xác nhận: mua sau cú điều chỉnh tăng: ~22.8
- Chốt lời: ~27.70 (+21%)
- Cắt lỗ: ~20.5 (-10%)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận