24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Cao Vân
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Bắc Kinh thực hiện thỏa thuận thương mại thất bại, quan hệ Mỹ-Trung năm 2022 có "dậy sóng"?

Quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một vấn đề nan giải đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden

Chắc chắn, quan hệ Mỹ-Trung đang gặp nhiều khó khăn và câu hỏi lớn đặt ra đối với năm 2022 là liệu mối quan hệ này có được cải thiện hay không?

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một được đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã hết hạn vào đầu tháng này. Thỏa thuận được ký kết nhằm giảm một số thuế quan cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ để đổi lấy việc tạo động lực cho các nhà xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc.

Tuy nhiên, thỏa thuận đã không đạt kỳ vọng do Trung Quốc không đáp ứng được các mục tiêu nhập khẩu đối với rất nhiều sản phẩm, mặc dù xuất khẩu nông sản vốn là mục tiêu thiết yếu của chính quyền Mỹ cũng đã đạt được một số kết quả đáng kể.

Bất kể việc thực hiện cam kết ra sao, một vấn đề cần quan tâm là, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi thỏa thuận đã hết hạn? Đây là một vấn đề nan giải đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Chắc chắn, quan hệ giữa hai nước đang gặp nhiều khó khăn và câu hỏi lớn đặt ra đối với năm 2022 là liệu mối quan hệ này có được cải thiện hay không?

Những vấn đề lớn

Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc rất phức tạp và đa dạng, bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự cạnh tranh cường quyền cũng như bị chi phối bởi các thế lực kinh tế và chính trị của cả hai nước.

Các nhà chức trách Trung Quốc giải thích rằng, Bắc Kinh không tuân thủ thỏa thuận là do các yếu tố kinh tế đã ảnh hưởng đến khả năng của nước này trong việc mua thêm nhiều sản phẩm được đề cập trong thỏa thuận thương mại.

Chính quyền của ông Biden có cơ hội để đảo ngược các chính sách thương mại của chính quyền tiền nhiệm, nhưng đã không làm như vậy. Các yếu tố chính trị và kinh tế đã chi phối mạnh đối với bất kỳ quyết định nào của ông Biden.

Các lựa chọn bao gồm đàm phán lại thỏa thuận, tái áp đặt các mức thuế đã cắt giảm như một phần của thỏa thuận ban đầu hoặc bắt đầu một lộ trình mới.

Khi đánh giá các mối quan hệ quốc tế, cần phải luôn thận trọng trước những điều bất ngờ bởi luôn có nhiều yếu tố thay đổi, từ chính trị, kinh tế cho đến các vấn đề khác. Như chính quyền của ông Trump đã rút ra rằng, việc buộc Trung Quốc tuân thủ thỏa thuận không phải là vấn đề đơn giản.

Hơn nữa, khả năng của Mỹ trong việc thúc ép các quốc gia khác đáp ứng các mục tiêu của nước này cũng mang lại nhiều kết quả khác nhau.

Thách thức của đôi bên

Tuy nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc, Bắc Kinh có thể đẩy lùi và chống lại các yêu cầu mà nước này coi là không công bằng hoặc vô lý. Đồng thời, nhiều yếu tố nội bộ cũng ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc đối với phần còn lại của thế giới.

Trung Quốc đang phải đối mặt với một "quả bom hẹn giờ" về nhân khẩu học đang ở mức cơ bản nhất, vì dân số già sẽ dẫn đến dân số giảm. Bên cạnh đó là cuộc khủng hoảng nợ, những mối đe dọa gần đây trên thị trường bất động sản.

Về phía Mỹ, mặc dù vẫn là cường quốc thống trị trên toàn cầu, nhưng sức mạnh của nước này so với các quốc gia khác đã suy giảm, trong khi các quốc gia khác mà dẫn đầu là Trung Quốc đã dường như bắt kịp Mỹ. Đây không phải là thế giới đơn cực của riêng nước Mỹ trong suốt những năm 1990 nữa.

Đồng thời, Mỹ cũng có những vấn đề của riêng mình. Hệ thống chính trị trải qua nhiều thập niên xung đột và văn hóa nội bộ đã làm suy yếu nền dân chủ, kéo theo là nền kinh tế. Mô hình chủ nghĩa tư bản đã mất đi vẻ rực rỡ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007.

Ngày nay, với hàng nghìn tỷ USD được bơm vào nền kinh tế để chống chọi với điều tồi tệ nhất của đại dịch toàn cầu, chính phủ Mỹ phải chuẩn bị để in thêm bao nhiêu tiền? Do đó, lạm phát cao hơn có thể tiếp tục xảy ra với nền kinh tế số 1 thế giới trong thời gian tới.

May mặc có thể là "mặt trận" kế tiếp?

Trong bối cảnh này, mối quan hệ giữa hai cường quốc của thế kỷ XXI đã mở ra. Thương mại là một thước đo thiết yếu để đánh giá sức khỏe của mối quan hệ và những tác động của nó đối với thế giới.

Thật không may, thương mại trong lĩnh vực hàng may mặc vốn khiêm tốn đã bị cuốn vào như "một con tốt" trong ván cờ giữa các cường quốc

Vậy, căng thẳng thương mại tiếp diễn trong lĩnh vực hàng dệt may sẽ có những hệ lụy gì?

Các nhà sản xuất Trung Quốc là nền tảng đối với nguồn cung ứng vốn khá thành công trong gần 40 năm qua cho rất nhiều thương hiệu. Tuy nhiên, ngày nay, các nhãn hàng ngày càng nhận thấy tình trạng dễ bị tổn thương nếu đặt cược tất cả hoặc phần lớn nguồn cung ứng của họ với Trung Quốc.

Chưa kể việc các nhà bán lẻ của Mỹ đang phải hứng chịu những cuộc tấn công trên mạng xã hội Trung Quốc về vấn đề Tân Cương. Tất nhiên, rất nhiều công ty Mỹ muốn tiếp cận thị trường tiêu dùng Trung Quốc, nhưng liệu những doanh nghiệp này sẽ chấp nhận được với mức chi phí nào?

Một lần nữa, vấn đề này đã vượt xa khuôn khổ các hoạt động tìm nguồn cung ứng và buôn bán. Đã đến lúc cần phải suy tính lại. Chắc chắn, hầu hết các thương hiệu đều muốn các vấn đề thương mại được giải quyết một cách minh bạch.

Những vấn đề thương mại có thể được xử lý nếu các cơ quan chức năng tìm ra phương tiện và giải pháp. Tuy nhiên, khó để không hoài nghi vào điều đó trong quãng thời gian này. Điều cần thiết bây giờ là chính sách rõ ràng và sự tương tác có ý nghĩa giữa Washington và Bắc Kinh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả